25/04/2018, 20:00

Luyện tập: Ý nghĩa văn chương trang 63 Ngữ văn 7, Giải thích và tìm dẫn chứng cho câu của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta...

Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh – Luyện tập: Ý nghĩa văn chương trang 63 SGK Ngữ văn 7. Giải thích và tìm dẫn chứng cho câu của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” Giải thích và tìm dẫn chứng cho câu của Hoài Thanh: ...

Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh – Luyện tập: Ý nghĩa văn chương trang 63 SGK Ngữ văn 7. Giải thích và tìm dẫn chứng cho câu của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

Giải thích và tìm dẫn chứng cho câu của Hoài Thanh: “Văn  chương gây cho ta  những tình cảm ta không có, luyện những  tình cảm ta sẵn có”

1. Trước hết, cần nhận thức mục đích của bài lập này là nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào việc hiểu tác phẩm văn học cụ thể, để từ đó nâng cao chất lượng học tập trên cả hai phướng diện: lí thuyết và hiểu biết tác phẩm.Tìm ra những nội dung chính trong ý kiến của Hoài Thanh là:

2. –  “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

–  Văn chương rèn luyện những tình cảm ta sẵn có ”

3. Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đối chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới cổ, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thìa hơn. Ví dụ 1: Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biết Côn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đa có nhiều năm tháng gắn bó, lại có Bài ca Côn Sơn hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có ”, nay nhờ văn chương mà có; Ví dụ 2: Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học Bài ca Cân Sơn em hình dung “Côn Sơn  suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đcìn cầm bên tai’’ – nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn). Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có ” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.

Dựa theo các ví dụ trên, có thể tiếp tục nêu lên những nội dung tình cảm, những điều lí thú khác mà đoạn thơ trích Bài ca Côn Sơn đã đưa đến cho em từ chỗ “không có” mà có, “sẵn có” mà có thêm.

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0