25/04/2018, 22:06

Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa, I. KIẾN THỨC CƠ BẢN – Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về...

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 – Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN – Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn; những từ trong một trường từ vựng có thể khác biệt nhau về ...

Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 – Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN – Trường từ vựng là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn; những từ trong một trường từ vựng có thể khác biệt nhau về từ loại. Do hiện tượng đa nghĩa, một từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau.

– Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa các từ có nghĩa đối lập nhau. Hai từ trái nghĩa bao giờ cũng có một cơ sở chung nào đó, một từ có thể tham gia vào nhiều quan hệ trái nghĩa khác nhau.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau:

– Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung: chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

– Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tau vốn quen làm: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

– Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

(Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê)

 a. Phân nhóm theo trường từ vựng:

– Các từ: cung ngựa, trường nhung, khiên, súng, mác, cờ thuộc trường từ vựng chỉ vũ khí, chiến trường.

– Các từ ruộng trâu, làng bộ, cuốc, cày, bừa, cấy  thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của người nông dân, thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

– Các từ vội, ngay, chợt, bỗng thuộc trường từ vựng chỉ tính chất nhanh, bất ngờ, đột ngột của hoạt động.

b. Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng hai nhóm từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ trái nghĩa như trên để làm nổi bật lên ý chí đánh giặc và lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Những người nghĩa sĩ ấy vốn là những người nông dân hiền lành chất phác, chỉ quen sống khép mình trong làng bộ, gắn bó với ruộng trâu và công việc của nhà nông; các từ ruộng trâu, làng bộ, cuốc, cày, bừa, cấy  đều làm định ngữ cho danh từ “việc”, gọi tên các công việc quen làm của người nông dân. Thế nhưng, khi giặc đến xâm lược quê hương những người nông dân hiền lành chăn chỉ ấy đã bật đứng lên, họ đã dám cầm mác, cầm súng đứng lên chống giặc. Các từ khiên, súng, mác, cờ đều làm bổ ngữ cho động từ “tập”, chỉ các hoạt động hoàn toàn xa xa, bây giờ mới tập. Người nông dân mặc áo lính đã làm những việc tưởng chừng như hoàn toàn xa lạ với họ. Họ làm được điều đó bởi họ yêu nước, yêu quê hương và căm thù giặc.

c. Nguyễn Khuyến đã dùng những từ có chung trường nghĩa chỉ tính chất nhanh, bất ngờ, đột ngột của hoạt động: vội, ngay, chợt, bỗng trong hai câu thơ thông báo về cái chết của bác Dương. Cách viết như vậy đã thể hiện được nỗi đau và sự mất mát rất lớn của nhà thơ. Nó thể hiện được tâm trạng hụt hẫng, đau đớn của nhà thơ khi nghe tin bạn mất và tính chất đột ngột của tin buồn.

2. Đọc các câu:

– (…) nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.

– (…) bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.

– Thà thác mà đạng câu dịch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;  hơn còn mà  chịu chữ đầu tây, ở với man di rất khổ.

– Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, moọt chữ ấm đủ đền công đó.

– Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều.

(Nguyễn Đình Chiểu- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

– Thương ông Hàn Dũ chẳng may

Sớm dâng tờ biểu, tối đày đi xa

(Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân tiên)

– Kính yêu từ trước đến sau

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời

– Cầm tay hỏi hết xa gần

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can

(Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê)

– Nghe vua chỉ phán phân minh / Nàng liền quỳ gối tâu trình sâu nông.

(Phạm tải – Ngọc Hoa)

– Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

(Nguyễn Du – Truyện kiều)

 

a. Các từ ngữ được in nghiêng trong các ví dụ là các từ ngữ cùng trường từ vựng và có quan hệ trái nghĩa.

b. Việc sử dụng các từ cùng trường từ vựng có quan hệ trái nghĩa như vậy tạo nên khả năng diễn đạt có giá trị biểu cảm cao cho lời nói.

Ví dụ:

+ (…) nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.

+ (…) bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.

thể hiện được tính chất quyết liệt của trận đánh.

Thương ông Hàn Dũ chẳng may / Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.

thể hiện tính chất đột ngột của tai hoạ.

Nghe vua chỉ phán phân minh / Nàng liền quỳ gối tâu trình sâu nông.

“sâu nông” nghĩa là tường tận mọi việc, từ đầu đến cuối câu chuyện và những cảnh ngộ mà Phạm Tải – Ngọc Hoa đã phải trải qua và bày tỏ nguyện vọng của mình.

3. Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ ngữ cùng trường từ vựng rồi xác định các từ cùng trường từ vựng trong đoạn (những từ có nét chung về nghĩa, có thể là từ đồng nghĩa, có thể là từ trái nghĩa, …)

0