Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) . HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ 1. ôn lại để nắm vững cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): ...
Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ 1. ôn lại để nắm vững cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
Nhận diện được đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), phân biệt với đề bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nắm vững các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Biết sắp xếp ý của bài văn theo bố cục 3 phần: Mở bài có vai trò gì? Thân bài có vai trò gì? Kết bài có vai trò gì?
2. Đọc lại đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, chú ý suy nghĩ trên từng phương diện: cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận với đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề:
+ Xác định vấn đề nghị luận: Đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
+ Yêu cầu: trình bày cảm nhận.
- Tìm ý: Em dự định trình bày cảm nhận của mình về những nội dung nào của đoạn trích Chiếc lược ngà?
+ Câu chuyện về tình cha con sâu nặng của truyện lấy bối cảnh vào thời kì nào? Cần có hiểu biết nhất định về hoàn cảnh lịch sử của miền Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ để thấy rằng tình cảnh của cha con ông Sáu là phổ biến. Nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh câu chuyện.
+ Cảm nhận về tình cha con sâu nặng, cảm động: Cảm nhận của em về tình yêu thương con vô hạn của ông Sáu, những mất mát, hi sinh mà ông đã gánh chịu. Cảm nhận của em về tính cách của bé Thu…
+ Tình cảm giữa ông Sáu và bé Thu được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc nào? (Cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng của ông Sáu và của bé Thu).
+ Câu chuyện cảm động ở điểm nào? Tác giả đã xây dựng tình huống truyện eo le ra sao, xây dựng lời kể giản dị, tự nhiên như thế nào?
2. Lập dàn bài chi tiết
a) Em dự định Mở bài như thế nào?
b) ở phần Thân bài, em dự định triển khai vấn đề thành những luận điểm nào (mỗi luận điểm viết thành một câu văn hoàn chỉnh). Em lựa chọn những chi tiết, hình ảnh nào để chứng minh cho luận điểm của mình? (chú ý sắp xếp các dẫn chứng tương ứng với từng luận điểm).
c) Em sẽ khẳng định điều gì ở phần Kết bài? Nên suy nghĩ để mở rộng liên hệ với đời sống hiện tại.
soanbailop6.com