25/04/2018, 11:44

Luyện tập bài Hoán dụ trang 84 SGK Văn 6, Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ, câu văn thuộc bài tập 1 SGK tr 84 và cho biết mối...

Hoán dụ – Luyện tập bài Hoán dụ trang 84 SGK Văn 6. Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ, câu văn thuộc bài tập 1 SGK tr 84 và cho biết mối quan hộ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ, câu văn thuộc bài tập 1 SGK tr 84 ...

Hoán dụ – Luyện tập bài Hoán dụ trang 84 SGK Văn 6. Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ, câu văn thuộc bài tập 1 SGK tr 84 và cho biết mối quan hộ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

Bài 1: Chỉ ra phép hoán dụ có trong những câu thơ, câu văn thuộc bài tập 1 SGK tr 84 và cho biết mối quan hộ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?

Trá lời:

Các hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:

a)    Làng xóm – người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

b)    Mười năm – thời gian trước mắt; trăm năm – thời gian lâu dài: quan hệ giữa cải cụ thể với cái trừu tượng.

c)     Áo chàm – người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.

d)    Trái Đất – nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

 Bài 2: Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

Các em có thể thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ qua bảng sau:

 

ẨN DỤ

HOÁN DỤ

GIỐNG

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

KHÁC

Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về:

–   hình thức

–  cách thức thực hiện

–   phẩm chất

–  cảm giác

Dựa vào quan hộ tương cận.

Cụ thể:

–   bộ phân – toàn thể

–   vật chứa đựng – vật bị chứa đựng

–  dấu hiệu của sự vật – sự vật

–  cụ thể – trừu tượng.

Ví dụ: Ẩn dụ: 

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Hoán dụ:

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.

0