Luyện tập bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)
Ngữ văn lớp 9 Luyện tập các phương châm hội thoại lớp 9 . dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để ...
lớp 9
. dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phương châm dùng trong hội thoại, các loại phương châm thường được dùng trong văn bản, hội thoại thường diễn ra.
1. Qua các câu tục ngữ, ca dao (bài tập 1), cha ông đã khuyên tất cả chúng ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.
Tìm 5 câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
- Một câu nhịn là chín câu lành.
- Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
2. Biện pháp tu từ đã học liên quan đến phương châm lịch sự là biện pháp nói giảm nói tránh.
Ví dụ:
- Chê bạn lười học thì nói: Bạn chưa siêng học lắm.
Hay:
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
- Bác Dương thôi đã thôi rồi.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
3. Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống trong các câu như sau:
a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát.
b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.
c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cô ý là nói móc.
d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
Các từ ngữ điền vào các câu trên đều chỉ những cách nói vi phạm phương châm lịch sự.
4. Đôi khi người ta phải dùng những cách diễn đạt như:
a) Nhân tiện đây xin hỏi... được sử dụng khi người nói chuẩn bị hỏi hay nói một vấn đề mà không đúng với đề tài hai người đang trao đổi. Diễn đạt như vậy là tuân thủ phương châm quan hệ, không để người khác chê trách mình nói chen trong giao tiếp.
b) Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui, nhưng... ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi củng phải thành thực mà nói là... được sử dụng khi người nói vì một lí do nào đó mà khi nói có thể đụng chạm đến thể diện của người đối thoại với mình. Tức là người nói đã tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp.
c) Đừng nó leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi, được sử dụng khi người đối thoại không sử dụng đúng phương châm lịch sự, phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
5. Giải thích nghĩa các thành ngừ và phương châm hội thoại của các thành ngữ đó.
- Nói băm, nói bổ: Ăn nói bốp chát, thô bạo, xỉa xói với người khác (phương châm lịch sự).
- Nói như đấm vào tai, nói khó nghe, khó chịu, trái ý với người khác (phương châm lịch sự).
- Điều nặng tiếng nhẹ: Nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).
- Nửa úp nửa mở, nói mập mờ, ỡm ờ, không hết ý (phương châm cách thức).
- Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác (phương châm lịch sự).
- Đánh trống lảng: Nói lái sang vấn đề khác, không muốn đề cập tới vấn đề đang trao đổi (phương châm quan hệ)
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Nói không hay, không khéo, cộc lốc, thiếu tế nhị (phương châm lịch sự).