25/04/2018, 19:46

Luyện tập: Bài ca Côn Sơn trang 81 Văn 7, Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng...

Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi – Luyện tập: Bài ca Côn Sơn trang 81 SGK Ngữ Văn 7. Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh ...

Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi – Luyện tập: Bài ca Côn Sơn trang 81 SGK Ngữ Văn 7. Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Bài tập. Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ  Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, ta thấy có những điểm sau:

– Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.

– Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suôi cả hai xem như giống nhau.

2. Học thuộc lòng đoạn trích Bài ca Côn Sơn.

 

 

0