Luyện tập bài Bố cục trong văn bản trang 30 SGK Văn 7, 2. Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo...
Bố cục trong văn bản – Luyện tập bài Bố cục trong văn bản trang 30 SGK Văn 7. 2. Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không? 1. Tìm những ví dụ thực tế để ...
1. Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ răng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao. Ngược lại, nếu không biết sắp xếp các ý cho hợp lí thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ không hiểu được, không tiếp nhận được.
Ví dụ chứng minh về sự cần thiết của việc sắp đặt ý tứ rành mạch.
Hai cách kể về chuyện Hai con dê (Tập đọc 1) sau:
a) Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng liúc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối. Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi dàng này lại. Dê trắng đi đàng kia sang.
b) Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi đàng này lại. Dê trắng đi đàng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối.
Trong hai cách kể trên: cách a, kết quả sự việc trước nguyên nhân sự việc, làm cho người đọc khó hiểu và không có hứng thú. Cách b, Nguyên nhân sự việc trước kết quả sự việc, dễ hiểu vì câu chuyện có đầu có đuôi, làm người đọc tò mò theo dõi câu chuyện.
2. Hãy ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
Bố cục của câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê có thể gồc các phần nội dung sau:
— Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi.
— Hai anh em Thành, Thủy rất thương nhau.
— Chuyện về hai con búp bê.
— Thành đưa em đến lớp chào cô giáo và các bạn.
— Hai anh em phải chia tay.
— Thủy để lại cả hai con búp bê lại cho Thành.
Các phần của truyện được xếp đặt theo thứ tự thời gian và đượ phân biệt rạch ròi, cho nên bố cục đó là rành mạch và hợp lí. Tự nhiên, câu chuyện ấy vẫn có thể dược kể theo inột bố cục khác cũn| được, miễn là vẫn đảm bảo yêu cầu rành mạch, hợp lí.
3. Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại Hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định viết bản báo cáo theo một bố cục ba phần (SGK, tr. 30, 31). Bố cục trên đó đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thế bổ sung thêm điều gì?
Một bạn học sinh dự định viết văn bản báo cáo kinh nghiệm học tại Hội nghị học tốt của trường như sau:
(I) Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham đi Hội nghị.
(II) Thân bài:
(1) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.
(2) Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.
(3) Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sông.
(4) Nêu thành tích trong hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
(III) Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.
Bố cục bài báo cáo của bạn học sinh đó chưa thật rành mạch và hợp lí. Vì các phần (1), (2), (3) ở thân bài chỉ mới kể lại việc học tốt chi chưa nói kinh nghiệm tốt. Và lẽ ra phần (4) phải nói thành tích từ cầ kinh nhgiệm học tập, chứ không cần thiết kể thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ như trên.