25/04/2018, 18:39

Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả SBT Ngữ văn 6 tập 2...

Giải câu 1, 2, 3 trang 17 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. “Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như […] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên.” Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa ...

Giải câu 1, 2, 3 trang 17 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. “Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như […] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên.”

Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí . Soạn bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3 trang 17 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như […] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."

Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :

Bài tập

1. “Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như […] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên.”

Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :

A – một người nông dân

B – một người công nhân

C – một gã thợ cày

D – một anh thanh niên

2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :

“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy… “

a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt…

A – như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

B – như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

C – như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

D – như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.

3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :

A – Thân hình mảnh dẻ

B – Đôi mắt sáng

C – Gầy gò, yếu ớt

D – Gương mặt vuông vức, cương nghị

Đ – Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm

E – Dáng đi lật đật, vội vã

G – Da trắng như tuyết

H – Đôi mắt tinh quái

I – Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản

K – Người cao lớn, cường tráng

L – Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng

M – Chân đi hài

N – Hàm răng đen nhánh

a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.

b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?

Gợi ý làm bài

3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi… còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.

0