Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh...
Văn nghị luận – Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng . a) ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
– Xác định đối tượng biểu cảm:
+ Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;
+ Tình cảm của tác giả.
– Định hướng tình cảm cho bài làm:
+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?
+ Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?
b) Lập dàn bài
Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:
– Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.
– Thân bài:
+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;
+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
– Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.
2. Thực hành trên lớp
a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;
b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;
c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Yêu cầu
– Thể loại: Văn biểu cảm
– Nội dung:
+ Trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.
+ Trong phần Mở bài, cần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Phần Thân bài nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Phần Kết bài nêu ấn tượng chung về tác phẩm.