12/01/2018, 17:48

Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề trang 98 SGK Ngữ văn 7

Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề trang 98 SGK Ngữ văn 7 Giải thích thành ngữ sống chết mặc bay. Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không chú ý gì tới người khác. Câu này có dị bản Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. ...

Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề trang 98 SGK Ngữ văn 7

Giải thích thành ngữ sống chết mặc bay. Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không chú ý gì tới người khác. Câu này có dị bản Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Lập dàn bài cho các đề sau để phát biểu bằng miệng.

Đề A: Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích các câu tục ngữ. Để tham gia cuộc thi đó, em chọn một câu tục ngữ mình tâm đắc và giải thích nó.

Chẳng hạn chọn câu: "Không thầy đố mày làm nên. ”

- Nghĩa đen: + Thầy: là người dạy ta tri thức.

+ đố mày: lời thách đố, khẳng định vai trò người thầy.

+ mày: người bị bậc cha chú quở trách.

+ làm nên: - sự nghiệp, chuyên môn.

- nhân cách

- Nghĩa bóng: Vai trò quan trọng của người thầy đối với việc làm nên nhân cách, sự nghiệp cho mỗi con người.

- Nghĩa sâu:

+ Quở trách những người nông cạn và có thái độ không tôn trọng thầy.

+ Liên hệ câu ca dao:

Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy

Đề B: Vì sao những tấn trò mà Va - ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố?

- lố là hành động quá đà, quá đáng: là sự lố lăng, kệch cỡm.

- Trò lố là những sự việc đươc bày trò có tính toán nhưng không che dấu được sự kệch cỡm, lố lăng.

- Những trò của Va-ren với Phan Bội Châu như thế nào? Kể lại những trò đó theo thứ tự trước sau.

- Dựa theo bài học giải thích để chỉ ra những trò lố ấy ở chỗ nào?

Đề C: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề là Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?

- Giải thích thành ngữ sống chết mặc bay. Chê trách những kẻ ích kỉ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình, không chú ý gì tới người khác. Câu này có dị bản Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

- Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn băng thành ngữ trên?

+ Tên quan huyện trong truyện hoàn toàn thờ ơ với nỗi cực khổ của người dân trong lúc hộ đê và trong cảnh vỡ đê (kể lại các chi tiết chính).

+ Trong truyện không có thầy (thầy cúng, thầy lang hăm) nhưng tên quan phụ mẫu ở đây hạnh phúc trên nỗi đau của người dân lại rất phù hợp với nội dung tác phẩm.

Đề D: Em thường đọc những sách gì, giải thích tại sao em lại đọc những sách ấy?

Giới thiệu về sở thích đọc sách và loại sách thích đọc.

- Giới thiệu sơ qua về loại sách đó : những cuốn sách hạt giống tâm hồn thường viết về những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh như tình yêu, tình bạn, lòng biết ơn…

- Giới thiệu về 1 vài tựa sách thuộc loại sách này : Từ những điều kì diệu, Cho lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống, Tìm lại bình yên, Hạnh ohucs không khó tìm, Điểm tựa của niềm tin…

- Đưa ra lí do vì sao thích đọc:

+ Trong sách viết hoặc tuyển chọn những câu chuyện ngắn hay, giàu ý nghĩa…

+ Loại sách này viết về nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống…

+ Những cuốn sách này cung cấp nhiều triết lí, nhiều điều bổ ích có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

+ Những cuốn sách này cho em thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp, và giúp định hướng tư tưởng, lối sống tốt đẹp cho bản thân....

- Cá nhân em cho rằng đọc sách là thói quen tốt, những cuốn sách đó rất bổ ích, giúp ta biết nhiều điều trong cuộc sống. Em sẽ tiếp tục đọc và vận dụng vào cuộc sống…

- Khẳng định đọc sách là thói quen tốt và những cuốn sách hạt giống tâm hồn là một lựa chọn tốt cho việc đọc sách.

0