11/01/2018, 09:18

Lũng Cú - vẻ đẹp cực bắc Tổ quốc.

Lũng Cú - vẻ đẹp cực bắc Tổ quốc. Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc Tổ quốc, là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong và thắng cố, của những nét văn hoá truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy. ...

Lũng Cú - vẻ đẹp cực bắc Tổ quốc.

Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc Tổ quốc, là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong và thắng cố, của những nét văn hoá truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy.

Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc Tổ quốc, là vùng đất của chè Shan, rượu mật ong và thắng cố, của những nét văn hoá truyền thống đặc sắc các dân tộc Mông, Lô Lô, Giáy. Từ trung tâm thị xã Hà Giang vượt qua gần 200 km, du khách sẽ tới Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, vùng đất địa đầu cực bắc của Tổ quốc.

Tên gọi Lũng Cú có nhiều giả thiết: Long Cư (rồng ở, động rồng), Lũng Ngô (bởi cánh đồng Thèn Pả trồng nhiều ngô), lại có giả thiết: Lũng Cú là tên người đứng đầu một dòng họ dân tộc Lô Lô, có công khẩn hoang, gìn giữ và phảt triển vùng đất. Nhưng nhiều người cho rằng: Lũng Cú có lẽ bắt đầu từ chữ Long cổ (Long-, rồng; cổ: trống) nghĩa là trống rồng. Thời phong kiến rồng tượng trưng cho vua, trống rồng là trống của nhà vua. Theo lời kể của các cụ cao tuổi ở Lũng Cú, trước đây đồng bào Là Lô có phong tục may sắm quần áo đúng kiểu của dân tộc Lô Lô ở Lũng Cú để mặc cho người qua đời, như thế tổ tiên mới nhận.

Hiện nay đồng bào Lô Lô ở Lũng Cú cũng như ở Mèo Vạc (Hà Giang) đều sử dụng thành thạo trống đồng trong việc tang. Trống đồng của đồng bào Lô Lô có nguồn gốc từ trống đồng Đông Sơn, như vậy Lũng Cú còn bảo lưu được những hiện vật lịch sử, văn hoá quý giá tiêu biểu rực rở của thời Hùng Vương. Theo sử sách vào thời Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã cho đặt ở nơi biên ải hiểm trở này một chiếc trống lớn, thời đó tiếng trống là phương tiện thông tin nhanh nhất, vị trí đặt trống của nhà vua, có lẽ là trạm biên phòng tiền tiêu Lũng Cú bây giờ...

Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản: Lô Lô Chải, Séo Lủng, Tả Giá Khâu, cẳn Tằng, Thèn Ván. Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phin, tất cả ở độ cao trung bình từ 1.600 - 1.800 mét so với mặt nước biển, ở những địa danh này vào mùa đông, gẳn đây nhất vào đầu tháng 1 - 2003 thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Trong số chín thôn, bản của Lũng Cú thì Séo Lủng thuộc phần đất thượng cùng cực bắc nhưng phải đi bộ mất 15 phút mới tới cột mốc 17 đoạn 3 (Hà Giang - Vân Nam phân chia từ đời Mãn Thanh năm 1887), đây mới chính là mỏm đất tột bắc. Phía trái thung lủng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩ vào bậc nhất đất nước... Khi nói về nước Việt Nam liền một dải, người ta hay nêu từ Trà cổ (Quầng Ninh) đến Cà Mau (nếu tính theo bờ biển), hoặc từ Mục Nam Quan (Lạng Sơn) đến Cà Mau (nếu tính theo trục đường quốc lộ), hoặc từ Lũng Cú đến Cà Mau (nếu tính theo giới hạn của vĩ độ). Nếu kể đến địa danh hẹp, chi li hơn phải nói từ xóm Séo Lủng đến xóm mũi Rạch Tàu...

Là vùng quê lâu đời của đồng bào dân tộc Mông và Lô Lô, Lũng Cú có diện tích tự nhiên: 3.460 ha có 503 hộ với 3.051 nhân khẩu, Lũng Cú có đường biển giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hơn 16km. Bà con dân tộc ở Lũng Cú canh tác chủ yếu là nương rẫy và làm ruộng bậc thang, nổi bật là đồng bào dân tộc Mông, Lô Lô vẫn bảo tồn nghề dệt truyền thống, với các công đoạn làm sợi lanh, dệt vải. Những năm trước dày, mỗi khi nhắc tới Lũng Cú - Đồng Vàn, hình,ảnh mà du khách nhớ nhiều nhất là đường giao thông xuyên qua những dãy núi cheo leo, phương tiện đi lại khó khăn, mùa đông trời lạnh buốt và cuộc sống còn khó khăn của bà con dân tộc. Ngày nay, dưới ánh sáng đường lối đổi mới, với những chính sách, sự đầu tư kịp thời của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc ít người vùng cao nói chung và bà con dân tộc ít người ỡ Lũng Cú nói riêng thì Lũng Cú đã có nhiều đổi thay. Từ năm 2001, con đường từ Đồng Văn lên Lũng Cú đã dược nâng cấp, trải nhựa phẳng phiu, dòng diện quốc gia đã thắp sáng mảnh đất địa đầu Lũng Cú và cột cờ Tổ quốc được dựng lên trên đỉnh núi Rồng, trông xa như một ngọn tháp, có hình dáng cột cờ Hà Nội, cao gần 209 mét. Chân bệ có sáu mặt phù diêu mang nét hoa văn cửa trống đồng Đông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay, kiêu hãnh giữ bầu trời biên cương, như ngọn lửa bất diệt, in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Lưng chừng núi Rồng có hang Sì Mần Khan rộng đẹp, hấp dẫn, hàng triệu năm tạo sơn, hay chính bàn tay nghệ nhân thời tiền sử tạo nên những đường nét mê hồn nhưng chính Lũng Cú thu nhỏ vào từng vân đá...

Mùa xuân đến, mời du khách lên Hà Giang, tới thăm Lũng Cú, vượt qua 500km từ Hà Nội theo quôc lộ số 2 và quốc lộ 4C, qua cao nguyên đá Đồng Văn với thời gian hai ngày là du khách có thể đến với Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc của Tổ quốc, nơi vẫn bảo tồn những nét văn hoá truyền thống, vùng đất có chè Shan, rượu mật ong và thắng cố, xứ sở của đào phai, hoa lê, tuyết trắng và náo nhiệt trong buổi chợ phiên. Du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn Mông say quyến rũ tình người, tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa nồng (lượm men say của rượu ngô... du khách dễ gì quên, dẫu chỉ một lần đến.

Trích: soanbailop6.com

0