Lí tưởng là ngọn dèn chí đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
Đề bài: Lí tưởng là ngọn dèn chí đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống - Lép Tôn-xtôi. Anh (chị) hãy nên suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. Bài làm Không biết bao nhiêu lần, trong ...
Đề bài: Lí tưởng là ngọn dèn chí đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống - Lép Tôn-xtôi. Anh (chị) hãy nên suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. Bài làm Không biết bao nhiêu lần, trong cuộc sống của mỗi con người câu hỏi này đã vang lên: “Tôi từ dâu đến? Tôi sinh ra dể làm gì? Và sẽ đi về đâu?”. Đó là nhừng câu hỏi truy tìm ý nghĩa của đời sống, cũng là ...
Đề bài: - Lép Tôn-xtôi.
Anh (chị) hãy nên suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
Bài làm
Không biết bao nhiêu lần, trong cuộc sống của mỗi con người câu hỏi này đã vang lên: “Tôi từ dâu đến? Tôi sinh ra dể làm gì? Và sẽ đi về đâu?”. Đó là nhừng câu hỏi truy tìm ý nghĩa của đời sống, cũng là câu hỏi đế kiếm tìm lí tưởng, giúp con người hướng đích, hướng tới nhừng giá trị tốt đẹp, xứng đáng với sự tồn tại của mình. Chính vì thế, Lép Tôn-xtôi, người đã kiên định suốt đời vì những lí tưởng nhân văn cao quý trong cuộc đời và trong tác phẩm của mình, đã khẳng định: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.
Nhưng lí tưởng là gì? Có người sẽ nói: Lí tưởng của tôi ư? Kiếm được nhiều tiền. Có tiền là có tất cả. Hoặc: Trở thành một người nổi tiếng. Đó là lí tưởng của tôi. Và rất nhiều người vẫn theo đuổi nhừng “lí tưởng” tương tự.
Bởi lẽ: Khát vọng kiếm được nhiều tiền, có quyền lực, được nổi tiêng,... tuy cùng là ước mong chính đáng nhưng chưa phải là ánh sáng dẫn đường để con người tự hoàn thiện và làm cho cuộc sống cao đẹp hơn. Thậm chí, nếu quá ngưỡng, sự bành trướng của những tham vọng này còn có thể đẩy con người vào tội lỗi. Đó không thể là “ngọn đèn chỉ đường” cho cuộc sống của chúng ta.
Lép Tôn-xtôi vốn là một nhà Quý tộc. Nhưng ông đã cố gắng đấu tranh để bãi bỏ chế độ nông nô. Ngài Nen-son Man-đê-la, Tổng thống Nam Phi, đã cống hiến cả cuộc đời mình để loại trừ chế độ A-pac-thai. Hồ Chí Minh đã từng nói: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Và Người dà suốt đời theo đuổi một khát vọng: Làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là lí tưởng của những vĩ nhân, những bậc anh hùng, những chiến sĩ tiên phong của nhân loại. Đồng thời, cũng có biết bao con người vô danh đã âm thầm, bền bỉ, thậm chí hi sinh cuộc sống của mình, vì tự do của nhân loại, của dân tộc, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của mỗi chúng ta. Thật xúc động khi đọc lại những trang nhật kí chiến trường của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, những trang thư của cô gái ở ngã ba Đồng Lộc gửi về thăm mẹ,... Còn bao nhiêu trang thư, trang nhật kí như thế đã nằm lại cùng các anh các chị nơi chiến hào. Những năm tháng ấy, khát vọng được hi sinh quên mình để đất nước không còn tiếng bom đạn, bầu trời xanh bình yên trên mỗi mái nhà đã thắp sáng cuộc đời mỗi người chiến sĩ. Đó thực sự là nhũrng người dẫn đường, những người đã giương cao “ngọn đèn chỉ đường” để chúng ta hướng tới những giá trị tốt đẹp, thực sự xứng đáng với con người.
Tôi và bạn, chúng ta chỉ là những người bình thường. Nhưng khi chúng ta chọn cho mình một mục đích sống đẹp và kiên trì hướng tới mục đích đó, chúng ta đã có lí tướng của mình. Bằng đời sống nhỏ bé của mình, như một giọt nước, chúng ta hoà vào dòng chảy mạnh mẽ của đời sống này, để cùng hướng tới ánh sáng, hướng ra biển cả rộng lớn và ấm áp của tự do, tình yêu thương, lòng vị tha,... Và như thế, chúng ta đã không phải nuối tiếc vì những năm tháng ngắn ngủi cùa một đời người đã tràn dầy ý nghĩa.
Tôi đã biết một bác sĩ suốt đời làm việc trong một bệnh viện ở nơi xa xôi, hẻo lánh. Người bác sĩ ấy chăm sóc nhừng bệnh nhân phong. Người bác sĩ ấy âm thầm chia sẻ nỗi đau tinh thần và thân thê của từng người bệnh. Anh không muốn nói về chính mình. Có lẽ anh cũng không muốn dùng đến hai chữ “lí tương”. Nhưng anh đã dành cả đời mình cho lí tưởng ấy. Lí tương của một vị “lương y như từ mẫu”.
Tôi còn được biết một nhà sư trụ trì ngôi chùa nhỏ bé ở một miền quê nghèo hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ những đứa bé bị hò rơi với tâm nguyện “làm dịu đi những nỗi đau trong cuộc đời này”. Vượt lên mọi nỗi nhọc nhằn, mọi lời thị phi, nhà tu hành ấy đã nâng đỡ bước chân chập chững cùa bao sinh linh bé hướng thiện là bước khới đầu trên con đường tìm tới sự giác ngộ, giải thoát. Và hiển nhiên, đó cũng là “ngọn đèn chỉ đường" cho thế gian này.
Còn biết bao nhiêu con người bé nhổ, bằng cuộc sống nhẫn nại, vị tha, quên mình vì người khác, hằng ngày, hằng giờ, đã thắp sáng thêm “ngọn đèn chi đường” ấy. Nhờ những đốm sáng nhỏ nhoi ấy, ánh dương ngời rạng, soi chiếu hành trình nhọc nhằn, bất trắc, đầy khó khăn của cuộc sông không bao giờ lụi tắt. Những con người bé nhò ấy không suv tư nhiều về hai chừ lí tưởng, nhưng cuộc đời của họ là hiện thân của lí tưởng đẹp nhất mà con người cần hướng tới: Biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.
Lớn lao hay nhỏ bé, dẫn đường cho hành trình của cả nhân loại, cả thời đại hay soi rọi cho những lối nhỏ của mồi cuộc đời bình thường, lí tưởng luôn là những giá trị tinh thần cao quý, đẹp đẽ mà mỗi con người hướng tới trong cả tâm trí và hành động. Một cuộc sống không hướng tới điều gì tốt đẹp, không khao khát làm gì cho ai là một cuộc sống vô nghĩa, phi lí. Không có một “ngọn đèn chỉ đường” trong tâm trí và hành động, con người dễ sa vào lối sống vị ki, buông thả, thác loạn hoặc mòi mệt, chán chường. Lí tưởng và niềm tin vào lí tương là nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt lên những thử thách đáng sợ, những cám dỗ tầm thường.
Một người bạn hỏi tôi: “Bạn có bao giờ nghĩ: Mình sống vì cái gì”. Thật không dễ trả lời. Tôi vẫn không biết rõ mình sẽ là ai, và sẽ làm gì? Nhưng nếu tôi là một người thầy giáo, tôi mong ước rằng học sinh sẽ cảm thấy tôi có thể là người bạn của các em và vui mừng khi tôi bước vào lớp. Có thể, tôi chẳng làm được điều gì lớn lao, phi thường, nhưng tôi sẽ cố gắng đế sự có mặt cùa tôi đem lại niềm vui cho người thân yêu, cho bạn bè, cho một ai đó bên cạnh mình. Theo bạn, đó có phái là một điều “lí tưởng” hay không?
Nhưng tôi biết... Tôi biết mình không thế chỉ mơ ước về điều ấy. Phải làm gì đế cuộc sống của mình trở thành một món quà tặng cho người thân yêu? Đó thực sự là một điều khó khăn. Nhưng tôi sẽ luôn cố gắng để ánh sáng của ngọn đèn ấy không bao giờ lụi tắt. Để những năm tháng mà tôi may mắn được sinh ra, được sống và được nhìn thấy ánh sáng mặt trời trên thế gian này không phải là những năm tháng vô nghĩa. Để có thể nói cùng bạn: Cuộc sống của tôi...