11/01/2018, 00:09

Lí giải về cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của Tây Tiến.

Lí giải về cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ và tạo ra vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm. ...

Lí giải về cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của Tây Tiến.

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ và tạo ra vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.

1. Ở đây có sự gặp gỡ cùng một lúc giữa hồn thơ thi nhân nhân vật trữ tình trong tác phẩm - cái thời anh hùng rực lửa hồi đầu kháng chiến chống Pháp - cái chiến trường Tây Tiến dữ dội và ác liệt nhưng lại rất thơ mộng, trữ tình - cả 4 yếu tố (chủ quan và khách quan) này dường như đã hội tụ mãnh liệt và da diết trong “nỗi nhớ” của Quang Dũng để trào ra cảm hứng lăng mạn và bật lên tinh thần bi tráng trong cái phút “xuất thần” sinh ra “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” Tây Tiến

2. Quang Dũng là một hồn thơ hào hoa và lãng mạn. Lính Tây Tiến cũng là những con người như thế, phần lớn là người Hà Nội, mang đậm chất hào hoa, lãng mạn của những chàng trai kinh thành. Khung cảnh chiến trường Tây Tiến tuy dữ dội, ác liệt nhưng lại rất thơ mộng, trữ tình. Cuộc Tây Tiến đánh giặc của họ lại càng đẹp theo phong vị lãng mạn của những tráng sĩ “vung gươm ra sa trường” thời ấy. Hồn thơ lãng mạn Quang Dũng đã gặp một “mảnh đất thơ” lãng mạn, được một “bầu trời thơ” lãng mạn bao quanh - làm sao có thể không trào ra cảm hứng lãng mạn bay bổng trong bài thơ này?

3. Còn tinh thần bi tráng thì do đâu mà có? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu, nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây nhiều tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân... Đó là cái bi là hiện thực khốc liệt cua cuộc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hường tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng. Đó là nhờ cái “tráng” rất khỏe của thi sĩ đã át được, thắng được cái “bi”. Cái “tráng” này là cùa Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ như ông thời ấy mang trong lòng một bầu máu nóng “thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “một ra đi là không trở về” như hình mẫu những tráng sĩ anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp; lại được cái luồng gió yêu nước của cái thời anh hùng rực lửa lúc bấy giờ thổi vào, nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là “bài thơ này đã được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh” đề cho cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

4.Như vậy, cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ và tạo ra vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.

Nguyễn Minh

0 chủ đề

23664 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0