28/02/2018, 10:53

Lí giải nguyên do chúng ta cảm thấy vật gì đó ướt

(khoahoc.tv) - Sự nhạy cảm của con người với ẩm ướt đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống thường ngày. Cho dù cảm thấy độ ẩm, mồ hôi hoặc một chiếc khăn ẩm, chúng ta thường gặp phải các kích thích làm chúng ta cảm thấy ẩm ướt. Mặc dù có vẻ đơn giản, để cảm thấy một vật gì ...

(khoahoc.tv) - Sự nhạy cảm của con người với ẩm ướt đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống thường ngày.

Cho dù cảm thấy độ ẩm, mồ hôi hoặc một chiếc khăn ẩm, chúng ta thường gặp phải các kích thích làm chúng ta cảm thấy ẩm ướt. Mặc dù có vẻ đơn giản, để cảm thấy một vật gì đó là ẩm ướt lại là một kỳ công vì bản thân da của chúng ta không có các thụ thể cảm nhận được tình trạng ẩm ướt. Trên thực tế, khái niệm về ẩm ướt có thể là "ảo giác cảm nhận" mà não gợi lên dựa trên các kinh nghiệm trước đây của chúng ta với kích thích mà chúng ta đã học là ẩm ướt.

Vậy làm thế nào một người sẽ biết nếu anh ta đã ngồi trên một chiếc ghế ướt hoặc đi qua một vũng nước? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Loughborough và Oxylane Research cho rằng, nhận thức ướt được đan xen với khả năng của chúng ta cảm nhận nhiệt độ thấpcảm giác xúc giác như sức nặng và kết cấu. Họ cũng nhận thấy vai trò của các sợi thần kinh A - thần kinh cảm giác mang nhiệt độ và thông tin xúc giác từ da tới não bộ - và ảnh hưởng của hoạt động thần kinh giảm về nhận thức sự ẩm ướt.

Cuối cùng, họ đưa ra giả thuyết rằng: vì da có lông nhạy cảm hơn với các kích thích nhiệt, nó có thể nhạy cảm hơn với độ ẩm so với da không có lông (ví dụ như lòng ban tay, lòng bàn chân), lại nhạy cảm hơn với các kích thích xúc giác.

Trong thí nghiệm, Davide Filingeri đã cho 13 nam sinh viên khỏe mạnh tiếp xúc với các kích thích ấm, trung tính và lạnh. Họ đã thử nghiệm trên các vị trí trên cánh tay của các đối tượng nghiên cứu (vùng da có lông) và trên ngón tay (vùng da nhẵn). Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm các kích thích cùng với và không cùng với một chèn ép thần kinh. Chèn ép thần kinh được thực hiện bằng cách sử dụng một bơm nén hơi (huyết áp) gây ra áp lực đủ để làm giảm sự nhạy cảm độ ẩm của thần kinh A .

Họ đã phát hiện thấy nhận thức về độ ẩm ướt tăng khi nhiệt độ giảm, có nghĩa là các đối tượng tham gia có khả năng cảm nhận các kích thích lạnh và ẩm nhiều hơn so với kích thích ẩm ướt hoặc trung tính. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các đối tượng giảm độ nhạy cảm với ẩm ướt khi hoạt động của dây thần kinh A bị chặn lại, và da có lông nhạy cảm với ẩm ướt hơn so với da không có lông.

Những kết quả này góp phần vào hiểu biết về cách con người nhận thức tình trạng ẩm ướt và trình bày một mô hình mới về cách thức bộ não xử lý cảm giác này.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình thí nghiệm sinh lý thần kinh để đánh giá sự khác nhau về phân hóa đa giác quan với cảm giác lạnh và cảm giác xúc giác.

"Kết quả của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của một mô hình xử lý thông tin đặc biệt là nền tảng của các đại diện cho một kích thích thần kinh ướt điển hình".

Bài báo có tiêu đề "Whys wet feels wet? A neurophysiological model of human cutaneous wetness sensitivity" được công bố trên Tạp chí Neurophysiology. Bài này được đánh dấu với tư cách là tốt nhất như một phần của chương trình APSselect của tạp chí Sinh lý học Hoa Kỳ (American Physiological Society).

0