28/02/2018, 07:40

Leonardo dùng cả ngón tay để vẽ tác phẩm Mona Lisa

Bí mật tạo ra hiệu ứng quang học cho tác phẩm hội họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci lần đầu tiên đã được giải mã bởi các nhà nghiên cứu người Pháp. Các nhà khoa học đã phát hiện ra họa sĩ lừng danh này làm thế nào để đạt được hiệu ứng khói mang phong cách riêng của mình, được gọi là ...

Bí mật tạo ra hiệu ứng quang học cho tác phẩm hội họa Mona Lisa của Leonardo da Vinci lần đầu tiên đã được giải mã bởi các nhà nghiên cứu người Pháp.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra họa sĩ lừng danh này làm thế nào để đạt được hiệu ứng khói mang phong cách riêng của mình, được gọi là sfumato trên bức tranh, bằng cách tạo ra tới 40 lớp nước men cực mỏng không vượt quá 40 micro mét (tương đương với một nửa kích thước của một sợi  tóc) bằng ngón tay của mình.

Kỹ thuật sfumato - vẽ sắc thái mờ hòa vào nhau - cho phép da Vinci tạo ra đường nét hiệu ứng hư ảo, gây ấn tượng về độ sâu và bóng tối cho bức tranh.

Tác phẩm Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Ảnh: Internet

Các men được trộn với chất tạo màu khác nhau rất khéo léo sao cho chúng chỉ tạo ra màu sắc hơi mờ và nét tối ở miệng của Mona Lisa làm cho người xem khi nhìn bức tranh ở tư thế đối diện trực tiếp sẽ hầu như không thấy được nụ cười của nàng Mona Lisa.

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng quang phổ tia X huỳnh quang, một kỹ thuật “không gây thương tổn”, để nghiên cứu các lớp màu vẽ và thành phần hóa học của chúng. Nó cho thấy Leonardo da Vinci đã sử dụng các lớp màu vẽ và men ở rất nhiều cấp độ khác nhau tại những vị trí khác nhau trên khuôn mặt. Và khi các lớp men được làm khô tự nhiên theo năm tháng nó sẽ tạo ra hiệu ứng cho bức tranh như ngày nay.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, họ nghi ngờ rằng chính họa sĩ đã dùng ngón tay của mình để đưa nước men lên bức tranh của ông bởi khi tìm hiểu, các nhà khoa học đã không tìm thấy dấu vết của chổi hay bàn chải dùng để tạo nên các đường nét trên bức tranh.

Leonardo được biết tới là một họa  sĩ sử dụng phương pháp Sfumato rất hiệu quả để các  đường nét trở nên liền mạch với nhau che mờ nét phác thảo bức họa. Các kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác rất cao và làm cách nào để đạt được điều đó từ lâu cũng đã rất lôi cuốn các chuyên gia nghệ thuật.

Các phát hiện mới được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học "Laboratoire du Centre de Recherche et de Restauration des Musees de France" của Pháp và cơ quan Bức xạ  Xincrôtron (Synchrotron ) châu Âu.

Kết quả nghiên cứu cũng đã được công bố trên tạp chí khoa học Angewandle Chemie.  Tiến sĩ Philippe Walter, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:

"Việc phân cấp các tông hoặc màu sắc từ sáng đến tối trong bức tranh này của ông hầu như là không thể phân biệt được".

"Cần phải nhấn mạnh tới lớp men mỏng. Nó là bằng chứng chứng tỏ người nghệ sĩ đã vô cùng khéo léo mới có thể tạo ra được những lớp men mỏng tới vậy. Hơn nữa, sự thay đổi chậm rãi và liên tục độ dày của các lớp men cũng ngụ ý rằng các lớp men đã được sử dụng nhằm đem lại hiệu quả tạo ra những khoảng tối tốt nhất cho bức tranh".

"Thậm chí cho tới tận ngày nay, kỹ thuật tạo ra được những lớp men mỏng như vậy vẫn còn là một thành tích đáng kính ngạc đối với các họa sĩ bậc thầy".

Cùng với tác phẩm Mona Lisa, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành khám phá các tông màu hiển thị trong 6 tác phẩm nổi tiếng khác của Leonardo da Vinci là: "Virgin of the Rocks", "Madonna of the Carnation", "Saint John"," the Baptist", "the Virgin" "the Child".

Họ tìm thấy mỗi lớp men được phủ lên nhau chỉ dày khoảng 2 micro mét tức là mỏng hơn một sợi tóc của con người tới 50 lần. Ở khu vực màu cam tác giả đã sử dụng lớp men mỏng nhất, còn lớp men tối nhất được tìm thấy ở khu vực tối trong bức tranh với độ dày khoảng 55 micro mét.

Các hạt sắc tố màu đen và đỏ cũng đã được tìm thấy trong bức tranh nhưng chúng quá nhỏ và không thể phát hiện được bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích thông thường.

0