Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em, Một toà nhà lớn, có lầu caọ nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn. Kiến ...
Tả Cảnh – Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em. Một toà nhà lớn, có lầu caọ nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn. Kiến trúc theo kiểu Âu, có hành lang rộng chạy xung quanh. Khởi công xây dựng năm 1863. Đến nay, toà nhà vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cũ. Đề bài: Lập dàn ...
Đề bài: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
Hướng dẫn: Cảnh đẹp nói ở đây là cảnh thiên nhiên. Các em có thể miêu tả cảnh thiên nhiên đó theo một trong ba cách sau: Miêu tả lần lượt theo từng đặc điểm của cảnh. Miêu tả lần theo từng bộ phận của cảnh. Miêu tả lần lượt theo sự biến đổi của cảnh cùng thời gian…
Theo cách nào đi nữa thì cũng’phải hướng theo mục đích chính của bài viết: giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp của cảnh, và câu trúc của mỗi đoạn phải đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
Bài làm
Mở bài: Những ai đã đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đều có ý muốn được thăm Bến Nhà Rồng. Nói cho đúng hơn là thăm nơi khi xưa Bác Hồ đã rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước.
Thân bài:
– Vị trí: Nằm trên đường Nguyễn Tất Thành, ngay đầu cầu Can- mét, phía bên quận 4.
– Cấu trúc:
+ Một toà nhà lớn, có lầu cao nằm trên một khuôn viên rộng trông ra sông Sài Gòn. Kiến trúc theo kiểu Âu, có hành lang rộng chạy xung quanh. Khởi công xây dựng năm 1863. Đến nay, toà nhà vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cũ.
+ Xưa là nơi ở cho viên tổng quản lí và bán vé tàu của Công ti vận tải đường biển.
+ Trụ sở Nhà Rồng là ngôi nhà xưa lâu đời nhất còn lưu lại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
– Lịch sử:
+ Năm 1911, từ bến Nhà Rồng này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu At-mi-ran La-tut-sơ Tờ-rê-vin ra đi tìm đường cứu dân cứu nước.
+ Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, bến cảng Nhà Rồng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử của đất nước. Đêm 15-10-1945, quân Việt Nam đã đốt cháy chiếc tàu A- lêc của Pháp vừa cập bến Sài Gòn. Nhiều lần bến Cảng Nhà Rồng bị tê liệt vì những cuộc bãi công của công nhân cảng.
+ Những ngày đầu giải phóng – chiều 13-5-1975 – nhân dân thành phố vui mừng đón chiếc tàu Sông Hồng cập bến Nhà Rồng chính thức nối lại con đường biển thông thương giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
+ Ngày 30-4-1978, tại bến Nhà Rồng đã cử hành trọng thể lễ đặt tượng Bác Hồ và bia kỉ niệm.
+ Ngày 3-9-1979, Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh quyết định giao khu vực Nhà Rồng cho Sở Văn hoá Thông tin để xây dựng khu lưu niệm Bác Hồ.
Kết bài:
Bến Nhà Rồng mà nay là Khu lưu niệm Bác Hồ là địa chỉ quen thuộc của các thế hệ con cháu Bác HỒ. Đồng thời sẽ mãi mãi trở thành điểm du lịch cho những ai đến thăm thành phố mang tên Người.