Làng Tiên Điền
, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du và nhiều danh nhân, nhà khoa bảng nổi tiếng. Tiên Điền đông bắc giáp xã Đan Hải (Xuân Hải), tây bắc ...
, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du và nhiều danh nhân, nhà khoa bảng nổi tiếng.
Tiên Điền đông bắc giáp xã Đan Hải (Xuân Hải), tây bắc giáp xã Uy Viễn (Thị trấn Nghi Xuân), đông giáp xã Tiên Bào (Xuân Yên), nam giáp xã Phan Xá (Xuân Thành, Xuân Mỹ).
Tiên Điền cách thành phố Vinh 10 km về phía nam.
Đầu thời Lê, nơi đây còn là bãi bồi hoang vu, người ở thưa thớt, nằm ven bờ sông cả (Lam Giang), mang cái tên buồn thảm Vô Điền (không ruộng), U Điền (ruộng hoang rậm). Qua hàng trăm năm, con người đã đổ công sức khai phá để quê mình có cái tên Tân Điền.
Đầu thế kỷ XVII, thì Tân Điền đã được đổi thành Phú Điền, do phải tránh tên húy của vua Lê Kính Tông (1599-1618).
Sau đó, chưa rõ vào thời gian nào, Phú Điền lại đổi thành Tiên Điền.
Đầu đời Cảnh Hưng, đội quân tình nguyện toàn lính Tiên Điền có công bảo vệ kinh thành Thăng Long, làng được ban tên “xã Trung Nghĩa”(1).
Đời Nguyễn, Tiên Điền thuộc tổng Phan Xá, huyện Nghi Xuân.
Sau Cách mạng tháng Tám, từ 1947 đến 1953, hợp nhất với Uy Viễn thành xã Tiên Uy.
Năm 1952, chia xã, Tiên Điền và một nửa Uy Viễn là xã Xuân Tiên.
Năm 1973, xã lấy lại tên cũ Tiên Điền
Nói về những mặt nổi trội của đất Nghi Xuân thời Lê - Nguyễn, dân gian có câu: “Ló (lúa) Hoa (Xuân) Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống…”. Địa bạc dân bần, nhưng Tiên Điền lại nổi tiếng lắm quan văn, quan võ, quan to, quan nhỏ, có thời trong làng đầy những công hầu khanh tướng, có nhà hiển hoạn cao khoa, có người là tể phụ triều đình.
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: Khoa giáp nổi trội hơn hẳn, danh thần, hiền phụ đứng hàng đầu trong phủ Đức Quang là viết về Tiên Điền.
Dưới hai triều đại Lê - Nguyễn, Tiên Điền có 6 vị đỗ Đại khoa (1 hoàng giáp, 4 tiến sĩ đều là người họ Nguyễn, 1 phó bảng họ Hà) và 32 vị (29 hương cống, 3 cử nhân).
Những danh nhân, nhà khoa bảng, văn nhân và quan lại nổi tiếng:
Nguyễn Du: Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, tác giả Truyện Kiều.
Nguyễn Nghiễm: Hoàng giáp, Tể tướng triều Hậu Lê, tước Đại tư đồ Xuân Quận Công.
Nguyễn Quỳnh: Quan võ, tước Lĩnh Nam công.
Nguyễn Khản: Tiến sĩ, Thượng thư Bộ lại kiêm trấn thủ Sơn Tây, tước Toản quận công.
Nguyễn Hành[1]: Nhà thơ, "An nam ngũ tuyệt", tác giả: Quan Đông hải thi tập, Minh Quyên thi tập, Thiên hạ nhân vật thư.
Nguyễn Thiện: Nhà thơ, tác giả: Đông phủ thi tập, Huyền cơ đạo thuật bí thư, Nhuận bút Hoa Tiên.
Nguyễn Huệ: Tiến sĩ cập đệ Tam giáp, tước Trung Trinh đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Tiên Lĩnh hầu. Năm Cảnh Hưng thứ 11, Trịnh Ân Vương bao phong Võ Đại vương Thượng đẳng Phúc thần.
Nguyễn Tán: Tiến sĩ cập đệ tam giáp, Đệ thất danh, tri phủ Khánh Hoà, làm Phân khảo trường Nam Định, rồi làm Đông tri phủ Vĩnh Tường.
Nguyễn Mai:Đệ tam giáp đồng tiến sĩ.
Hà Văn Đại: Phó bảng.
Đặng Sĩ Vinh: Quan võ, làm đến chức Tri phủ, tước Liêu quận công.
Hà Thúc Đạt: Huấn đạo
Nguyễn Trọng: Tước Lam khê hầu
Nguyễn Điều: Trúng tam trường thi Hội, làm quan đến chức Trấn thủ Hưng hoá, phong tước Điền Nhạc hầu.
Nguyễn Lịch: Thạc Sỹ Luật Kinh Tế:(1979 - 2001).cháu đời thứ 7 của Cụ Nguyễn Du.
...
Ngày nay có: Giáo sư khảo cổ học Hà Văn Tấn; Giáo sư,Tiến sĩ y học Hà Văn Mạo,...
Nguyễn Hiếu: Tiến Sỹ Luật,Bộ Công An Thôn tiên Phong - xã Tiên Điền,cháu đời thứ 7 Nguyễn Du.
Nguyễn Sử: Thạc Sỹ. Thôn tiên Phong - xã Tiên Điền,cháu đời thứ 7 Nguyễn Du.
Cụm di tích và khu lưu niệm Nguyễn Du bao gồm: khu lưu niệm Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn Huệ (Anh cả của Nguyễn Nghiễm, bác ruột Nguyễn Du), mộ và đền thờ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du), nhà thờ Nguyễn Trọng (chú ruột Nguyễn Du) và khu mộ Nguyễn Du.
Lễ Tống Trùng tại xã Tiên Điền, vào tháng 2 âm lịch: Cúng ở đình thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng.