27/05/2018, 01:33

Làm quen với Powerpoint 2010 – Công cụ thuyết trình tuyệt vời

Powerpoint là một trong những công cụ phổ biến trong môi trường làm việc và học tập. Powerpoint cung cấp một hệ thống các công cụ và chức năng với khả năng tùy biến rất cao giúp bạn có được một buổi thuyết trình thành công. Các bạn có thể dùng Powerpoint làm công cụ hỗ trợ cho buổi thuyết trình của ...

Powerpoint là một trong những công cụ phổ biến trong môi trường làm việc và học tập. Powerpoint cung cấp một hệ thống các công cụ và chức năng với khả năng tùy biến rất cao giúp bạn có được một buổi thuyết trình thành công. Các bạn có thể dùng Powerpoint làm công cụ hỗ trợ cho buổi thuyết trình của bạn về: – Dự án mở mới cửa hàng kinh doanh – Đánh giá thị trường mục tiêu – Một bài thảo luận,… Hiện nay có nhiều phiên bản Microsoft Office, phổ biến như 2003, 2007, 2010, 2013; tuy nhiên về mặt giao diện và các sắp xếp các tính năng thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy giao diện của phiên bản 2003 khác hoàn toàn với các phiên bản sau đó, trong khi từ phiên bản 2007 trở đi về mặt giao diện không có nhiều biến đổi chỉ nâng cấp tính năng tối hơn. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu giao diện của Powerpoint 2010 Giao diện Powerpoint 2010   Hình trên là giao diện mặc định khi bạn mở Powerpoint 2010 và có 4 phần chính chúng ta cần phải quan tâm trước tiên: 1: Thanh Ribbon 2: Phần soạn thảo 3: Thanh preview 4: Phần ghi chú (Notes) Phần 1: Thanh Ribbon Thanh Ribbon chính là phần thay đổi lớn nhất giữa phiên bản Powerpoint 2003 và phiên Powerpoint 2007 trở đi, như có đề cập ở trên thì phiên bản Powerpoint 2007 trở đi không có nhiều sự khác biệt về giao diện. Do đó khi các bạn biết cách sử dụng Powerpoint 2010 thì sẽ dễ dàng sử dụng được các phiên bản còn lại (trừ 2003) Thanh ribbon là tập hợp các thẻ tab, trong đó mỗi một thẻ tab thực hiện một nhóm chức năng khác nhau: – Thẻ HOME: thẻ này chứa các chức năng hay dùng nhất trong bất kỳ ứng dụng Microsoft Office nào ví dụ: Thêm slide mới, chọn loại font, cỡ chữ, màu chữ, căn lề,… – Thẻ INSERT: chúng ta có thể chèn ảnh, vẽ đường thẳng, hình vuông hay chèn video, công thức toán học và nhiều thứ khác ở trong thẻ này. – Thẻ Transitions: thẻ này dùng để chọn hiệu ứng chuyển giữa các slide – Thẻ Animatioin: thẻ này dùng để chọn hiệu ứng của các bức ảnh, đoạn text hay bất cứ thứ gì có trong slide đang thao tác Các thẻ tab còn lại chúng ta có thể tự nghiên cứu, tuy nhiên chúng ta không sử dụng chúng thường xuyên như 4 thẻ trên. Phần 2: Soạn thảo nội dung Đây là nơi trình bày nội dung bài thuyết trình của chúng ta và có thể chèn rất nhiều thứ vào đây: Lời giới thiệu, giải thích, ảnh – video minh họa,… Chúng ta có thể thêm nhiều slide như thế để soạn thảo các nội dung khác nhau bằng cách nhấn vào “New Slide” ở trên thẻ Home hoặc nhấm tổ hợp phím Ctrl + M. Phần 3: Thanh review Gồm có 2 lựa chọn: Sliders và Outline Sliders là tùy chọn giúp nhìn nhanh danh sách các slide của chúng ta Outline lại cho phép chúng ta nhìn từng slide theo các đoạn văn bản có trong từng slide Phần 4: Lưu ý (Notes) Khi chúng ta tạo ra các slide và có những nội dung chúng ta không muốn viết vào vùng trình bày nhưng vẫn có các lưu ý để nhắc nhở cho chúng ta biết các thông tin liên quan đến slide đó thì chúng ta sẽ viết vào phần Notes này.
0