Làm gì để phục hồi đáy ao tôm lâu năm bị “lão hóa”
Đất đáy ao nuôi có nhiều vai trò quan trọng như dễ gây được màu nước trong tháng đầu, cung cấp các khoáng chất hòa tan cần thiết cho nước, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới thả… Nhưng thường sau 1 - 2 năm, qua nhiều vụ nuôi, đất đáy ao tôm bị ...
Đất đáy ao nuôi có nhiều vai trò quan trọng như dễ gây được màu nước trong tháng đầu, cung cấp các khoáng chất hòa tan cần thiết cho nước, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm mới thả… Nhưng thường sau 1 - 2 năm, qua nhiều vụ nuôi, đất đáy ao tôm bị “lão hóa” dần, trở nên “trơ”, thiếu khoáng chất trầm trọng và cấp độ “lão hóa” sẽ tăng mạnh qua nhiều năm kế tiếp (trên 5 năm) nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khi đáy ao ngày càng bị “lão hóa” gây nên “nhiều trục trặc” trong suốt quá trình nuôi.
Dấu hiệu nhận biết đất đáy ao bị “lão hóa”
- Độ kiềm, pH không ổn định, biến động khác thường so với các vụ nuôi trước. Sự biến động khác thường càng xảy ra nhiều trong các vụ nuôi kế tiếp.
- Rất khó gây màu nước, tảo không ổn định, kém phát triển trong tháng nuôi đầu, hay mất đột ngột.
- Tốc độ tăng trưởng tôm nuôi chậm hơn so với các vụ nuôi trước do thiếu trầm trọng lượng khoáng chất cần thiết.
- Tôm nuôi được chăm sóc bình thường nhưng các vụ nuôi kế tiếp xuất hiện một số biểu hiện bất thường:
+ Vỏ tôm mềm, mỏng
+ Hoặc tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ
+ Hoặc sau mỗi đợt tôm lột xác, tỷ lệ tôm chết đáy tăng 3-7% (tùy ao)
+ Hoặc kích cỡ tôm không đồng đều, chậm phát triển
Giải pháp phục hồi đáy ao “lão hóa”
Đất ao nuôi cung cấp thụ động một số khoáng chất cho tôm. Đất ao nuôi cũng “sử dụng” thụ động một số khoáng chất trong nước. Tôm nuôi sử dụng chủ động lượng lớn khoáng chất trong nước ao nuôi (hơn đất sử dụng). Do đó, giải pháp chính giúp đáy ao tránh bị “lão hóa” là cần phải bổ sung khoáng vào nước ao với lượng đủ và thừa hợp lý. Đủ là cho tôm sử dụng, thừa là ngoài phần tôm chủ động sử dụng, còn lại đất thụ động sử dụng.
Chuẩn bị ao nuôi
- Cày xới và phơi đáy ao theo cách thông thường.
- Bón vôi theo pH đất.
- Rải đều trên mặt đáy ao dùng Stomi 2-3 kg/1.000 m2 kết hợp dùng vôi Dolomite 25 kg/1.000 m2 (chọn loại tốt nhất).
- Lấy nước vào ao nuôi, tập trung nâng độ kiềm (hệ đệm) giúp tăng độ ổn định màu tảo (màu nước, pH) trong suốt vụ nuôi (nhất là tháng nuôi đầu).
Độ kiềm Bón Stomi
Dưới 50 ppm 5 kg/1.000 m3
Dưới 70 ppm 4 kg/1.000 m3
Dưới 90 ppm 3 kg/1.000 m3
Tùy theo thực tế mỗi ao nuôi bổ sung 3-5 đợt liên tục (mỗi đợt cách nhau 1-5 ngày) đến khi độ kiềm trên 100 ppm (mật độ 100-120 con/m2), trên 120 ppm (mật độ trên 120 con/m2).
Khi độ kiềm ở mức trên 100-120 ppm nhờ Stomi tác động thì hệ đệm vững vàng, giúp ổn định màu nước, pH trong suốt vụ nuôi.
Định kỳ trong suốt quá trình nuôi
- Cách 1: 6-7 ngày bổ sung Stomi 1 lần
- Cách 2: 3-4 ngày bổ sung Stomi 1 lần
Cách 2 ưu việt hơn vì mật độ nuôi cao, chu kỳ lột xác liên tục nên việc bổ sung Stomi 3-4 ngày là đáp ứng kịp thời nhất cho nhu cầu nước ao và tôm nuôi.
Có thể tạm ước tính cứ mỗi mật độ 50 con/m2 là cần 0,5 kg Stomi/1.000 m3/lần, 3 ngày lặp lại (ví dụ: 100 con/m2 là 1 kg Stomi/1.000 m3, 200 con/m2 là 2 kg Stomi/1.000 m3).
Đối với ao lót bạt, phần khoáng mất đi do đất sử dụng sẽ không nhiều nhưng tôm lại sử dụng khá nhiều do mật độ tôm thả cao, lượng Stomi ước tính theo mật độ 60 con/m2 là 0,5 ppm (ví dụ: 120 con/m2 là 1 kg Stomi/1.000 m3, 240 con/m2 là 2 kg Stomi/1.000 m3)
Lưu ý: Một số hộ nuôi tự ý “cắt giảm” (tiết kiệm) lượng Stomi sử dụng khi tôm nuôi đạt 70-80 ngày, thường dẫn đến một số thiệt hại như tôm mềm vỏ nhẹ cân (kg), cong thân đục cơ, tỷ lệ chết đáy tăng 1-3% sau lột xác, nhưng thiệt hại vô hình khó biết như tôm chậm lớn hơn khi sắp về cuối vụ, sức đề kháng tôm giảm, khả năng xuất hiện bệnh cao hơn, đáy ao cũng dần bị “lão hóa”.