Kỹ nghệ phần mềm
Ngành học kỹ nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ ...
Ngành học kỹ nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm (software ergonomics), và kỹ nghệ hệ thống (systems engineering).
Trích dẫn một câu nói của Edsger Dijkstra về công nghệ phần mềm:
Khi máy tính chưa xuất hiện, thì việc lập trình chưa có khó khăn gì cả. Khi mới xuất hiện một vài chiếc máy tính chức năng kém thì việc lập trình bắt đầu gặp một vài khó khăn nho nhỏ. Giờ đây khi chúng ta có những chiếc máy tính khổng lồ thì những khó khăn ấy trở nên vô cùng lớn. Như vậy ngành công nghiệp điện tử không giải quyết khó khăn nào cả mà họ chỉ tạo thêm ra những khó khăn mới. Khó khăn mà họ tạo nên chính là việc sử dụng sản phẩm của họ.
Công nghệ phần mềm có một lịch sử khá sớm. Các công cụ được dùng cũng như các ứng dụng được viết đã tham gia vào kỹ nghệ phần mềm theo thời gian.
Dòng thời gian
* Thập niên 1940: Các chương trình cho máy tính được viết bằng tay.
* Thâp niên 1950: Các công cụ đầu tiên xuất hiện như là phần mềm biên dịch Macro Assembler và phần mềm thông dịch đã được tạo ra và sử dụng rộng rãi để nâng cao năng suất và chất lượng. Các trình dịch được tối ưu hoá lần đầu tiên ra đời.
* Thập niên 1960: Các công cụ của thế hệ thứ hai như các trình dịch tối ưu hoá và công việc kiểm tra mẫu đã được dùng để nâng cao sản phẩm và chất lượng. Khái niệm công nghệ phần mềm đã được bàn thảo rộng rãi.
* Thập niên 1970: Các công cụ phần mềm, chẳng hạn trong UNIX các vùng chứa mã, lệnh make, v.v. được kết hợp với nhau. Số lượng doanh nghiệp nhỏ về phần mềm và số lượng máy tính cỡ nhỏ tăng nhanh.
* Thập niên 1980: các PC và máy trạm ra đời. Cùng lúc có sự xuất hiện của mô hình dự toán khả năng. Lượng phần mềm tiêu thụ tăng mạnh.
* Thập niên 1990: Phương pháp lập trình hướng đối tượng ra đời. Các quá trình nhanh như là lập trình cực hạn được chấp nhận rộng rãi. Trong thập niên này, WWW và các thiết bị máy tính cầm tay phổ biến rộng rãi.
* Hiện nay: Các phần mềm biên dịch và quản lý như là .NET, PHP và Java làm cho việc viết phần mềm trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Lập trình định dạng và các phương pháp linh hoạt sẽ giữ vai trò quan trọng trong tương lai của công nghệ phần mềm. ICSE 2005 đã tham gia theo dõi cả hai chủ đề này. (ICSE là dạng viết tắt của International Conference on Software Engineering tức là Hội nghị Quốc tế về Kỹ nghệ Phần mềm.)
- Lập trình định dạng (aspect-oriented programming) sẽ giúp người lập trình ứng xử với các yêu cầu không liên quan đến các chức năng thực tế của phần mềm bằng cách cung ứng các công cụ để thêm hay bớt các khối mã ít bị thay đổi trong nhiều vùng của của mã nguồn. Lập trình định dạng mô tả các đối tượng và hàm nên ứng xử như thế nào trong một tình huống cụ thể.
Lập trình định dạng có thêm vào các cơ cấu kiểm soát hiệu chỉnh lỗi, biên bản và khoá cho tất cả các đối tượng của một số kiểu. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách ứng dụng lập trình định dạng để thiết kế mã cho mục tiêu thông thường.
- Phát triển phần mềm linh hoạt: nhằm hướng dẩn các đề án phát triển phần mềm mà trong đó bao gồm việc thoả mãn các nhu cầu thay đổi và sự cạnh tranh của thị trường một cách nhanh chóng. Các quá trình cồng kềnh, nặng về hồ sơ tính như là TickIT, CMM và ISO 9000 đang lu mờ dần tầm quan trọng.
Hội nghị Future of Software Engineering (FOSE) tin rằng ICSE 2000 đã hồ sơ hoá các tính năng hiện đại nhất của kỹ nghệ phần mềm và nêu ra nhiều vấn đề cần được giải quyết trong thập niên tới.