Kinh tế sản xuất ngành trồng trọt
ý nghĩa kinh tế và khả năng phát triển ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản ...
ý nghĩa kinh tế và khả năng phát triển ngành trồng trọt.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp). Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện.
Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển, điều đó được tể hiện trên các mặt sau:
Mặc dù quĩ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta vẫn còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ, nhất là về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.
Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và trồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại năng suất sinh khối cao trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều kiện tự nhiên, nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm ở nước ta, cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành trồng trọt nước ta không ít khó khăn về bão, lũt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại... Vì vậy đòi hỏi ngành trồng trọt của nước ta phải luôn chủ động khai thác có hiệu quả những thuận lợi và hạn chế, né tránh những khó khăn đến mức tối đa để phát triển vững chắc ngành trồng trọt với nhịp độ tăng trưởng cao.
Các điều kiện về kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta cũng có nhiều thuận lợi như: dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ khả năng đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang từng bước phát triển khá đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế biến của ngành trồng trọt ngày một tốt hơn. Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành trồng trọt phát triển như chính sách ruộng đất, chính sách vốn, chính sách thị trường v.v...
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là cấu trúc bên trong của ngành trồng trọt. Nó bao gồm các bộ phận hợp thành và các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa các bộ phận đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm những nội dung như: cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo ngành, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần kinh tế. Tất cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu ngành giữ vai trò là hạt nhân.
Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như: sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau... Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất. Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúng phát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngành trồng trọt.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội và tự nhiên của mỗi nước mà xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả.
ở các nước phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp to lớn và hiện đại, nhu cầu thị trường đòi hỏi nhiều loại nông sản đa dạng với chất lượng cao. Vì vậy ngành trồng trọt ở các nước này đã phát triển mạnh mẽ và đạt trình độ phát triển cao với cơ cấu sản xuất hợp lý gồm nhiều loại sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với tiềm năng của mỗi nước. Những sản phẩm trồng trọt ở đây bao gồm: Sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, rau đậu, cây thức ăn gia súc, cây hoa... ở các nước đang phát triển, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt còn đơn giản. Trước đây, một số nước độc canh sản xuất lương thực để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hoặc một số nước độc canh cây công nghiệp, cây ăn quả v.v... theo yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nước cho nước khác. Hiện nay ngành trồng trọt các nước đang phát triển đang có xu hướng phá dần thế độc canh, chuyển sang phát triển ngành trồng trọt đa canh, có nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng thị trường và khai thác hợp lý lợi thế của mỗi nước.
ở nước ta ngành trồng trọt đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ phá thế độc canh sản xuất lương thực, trong đó chủ yếu là lúa nước sang phát triển ngành trồng trọt đa canh với nhiều nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt nước ta.
Đơn vị %
Ngoài sản xuất cây lương thực đang mở rộng dần việc sản xuất rau đậu cây công nghiệp và cây ăn quả v.v... tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực giảm dần, từ 66,63% năm 1990 xuống còn 63,80% năm 1999; tỷ trọng gía trị sản xuất rau đậu và cây công nghiệp tăng, nhất là cây công nghiệp từ 14,52% năm 1990 tăng lên 19,45% năm 1998 và 20,66% năm 1999.
Sự chuyển dịch cơ cấu trồng trọt như trên cho phép khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của từng vùng và cả nước, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta vẫn còn chậm; tỷ trọng sản xuất lương thực còn quá lớn trong khi đó tỷ trọng cây rai đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả v.v... còn thấp. Vì vậy thời gian tới phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta theo hướng là phát triển ngành trồng trọt đa canh trên cơ sở chuyên môn hoá và thâm canh cao. Nâng cao nhanh năng suất cây lương thực, để từng bước giảm dần diện tích cây lương thực một cách hợp lý. Đồng thời mở rộng, tăng nhanh sản lượng và diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn qua, cây rau và hoa, cây dược liệu đó là những cây cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường ngày càng nhiều. Song để xác định cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hợp lý có thể dựa vào các căn cứ sau:
- Trước hết phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển nông nghiệp để xây dụng cơ cấu ngành trồng trọt. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải hướng vào phát triển mạnh sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu.
- Tiến hành phân tích sự tác động tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt như:
+ Nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm của ngành trồng trọt. Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Phải tính toán và đánh giá đầy đủ nhu cầu thị trường để lựa chọn những cây trồng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả.
+ Nhân tố về điều kiện tự nhiên như: đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, nguồn nước, tiềm năng sinh vật, cần phải được xem xét đánh giá đúng để làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu và bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi vùng và cả nước.
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ và khả năng ứng dụng nó vào sản xuất của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước có tác động lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt.
- Ngoài những căn cứ trên việc lựa chọn, xác định cơ cấu ngành trồng trọt cần phải xem xét và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa sản xuất lương thực và thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; mối quan hệ giữa cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và xuất khẩu. Trong sản xuất lương thực cần giải quyết mối quan hệ giữa lúa và màu, nhất là những cây có hàm lượng dinh dưỡng cao để làm thứ ăn cho chăn nuôi và chế biến thực phẩm như ngô, đậu tương v.v...
Xây dựng các vùng sản xuất chuyên môn hoá những cây trồng chủ yếu.
Phát triển sản xuất ngành trồng trọt theo hướng đa canh là đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Nhưng đa canh phải trên cơ sở sản xuất lớn gắn liền với việc xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Vùng chuyên môn hoá phải là vùng có khối lượng sản phẩm và sản phẩm hàng hoá lớn, tỷ suất hàng hoá cao, có khả năng ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm và sản xuất của vùng luôn gắn liền với thị trường. Những cây chuyên môn hoá của vùng là những cây có giá trị kinh tế cao, cây xuất khẩu phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế của vùng, cho phép lợi dụng năng suất tự nhiên và thu về địa tô chênh lệch cao và có điều kiện phát triển với qui mô lớn.
Các vùng chuyên môn hoá cần kết hợp phát triển tổng hợp, ngoài cây trồng chính - cây trồng chuyên môn hoá, còn lựa chọn cây trồng bổ sung và cây trồng phụ nhằm sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố đất đai, tiền vốn, sức lao động. Nhằm đạt được năng suất cao và giá thành hạ đối với các loại cây trồng trong vùng bao gồm cả cây trồng chính và cây phụ, đòi hỏi cần có sự đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp phù hợp với phương hướng sản xuất của vùng.
Xây dựng cùng chuyên môn hoá sản xuất lương thực bao gồm: lúa, ngô, sắn v.v... nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao. Ngoài những vùng sản xuất lúa tập trung có khối lượng hàng hoá lớn, cần mở rộng thêm các vùng chuyên canh trọng điểm có qui mô nhỏ hơn phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Xây dựng các vùng chuyên ngành ngô có năng suất cao cần coi trọng các biện pháp thâm canh như giống, phân bón và nước tưới... Đối với vùng chuyên canh sản xuất sắn, cần phải thực hiện thâm canh tăng năng suất, gắn với công nghiệp chế biến để vừa hạn chế tổn thất vừa nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đậu... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng và chất lượng nông sản, nguyên liệu cần coi trọng xây dựng và hiện đại hoá công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng tiến bộ công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đó mở rộng được thị trường và tăng thu nhập cho người lao động.
Đặc điểm nổi bật của các vùng chuyên môn hoá các loại cây trồng là có khối lượng hàng hoá lớn và tỷ suất hàng hoá cao, sản xuất luôn gắn với thị trường vì thế độ nhạy cảm với thị trường trong nước, thế giới và với các chính sách kinh tế rất cao.
Trong quá trình phát triển, ngành trồng trọt của nước ta đã từng bước hình thành được một số vùng chuyên hoá cây trồng với qui mô lớn như: lúa, cà phê, cao su, chè v.v...
Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước đó là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng diện tích trồng lúa năm 2000 đạt trên 1,2 triệu ha và diện tích ổn định trong nhiều năm gần đây. Năng suất lúa năm 2000 đạt 53,3 tạ/ha và còn có xu hướng tăng, sản lượng lúa đạt 6,59 triệu tấn, chiếm 20,26% tổng sản lượng lúa cả nước và thóc hàng hoá đã đạt trên 1 triệu tấn. Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 diện tích gieo trồng đạt trên 3,9 triệu ha, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt trên 42 tạ/ha, thấp hơn so với sông Hồng. Sản lượng lúa của vùng đạt 16,6 triệu tấn chiếm hơn 51% sản lượng lúa cả nước và đạt 80% sản lượng lúa hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu của cả nước.
Cà phê là hàng hoá xuất khẩu xếp thứ 2 sau gạo. Diện tích trồng cà phê năm 2000 là 516,7 ngàn ha, sản lượng 698,2 ngàn tấn cà phê nhân. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh, từ 89.600 tấn năm 1990, lên 212,0 ngàn tấn năm 1995 và trên 694 ngàn tấn năm 2000. Cà phê được bố trí tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên chiếm trên 80% diện tích và 85,8 sản lượng của cả nước.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng từ rất lâu ở nước ta, diện tích cao su năm 2000 ở nước ta là 406,9 ngàn ha, với sản lượng mủ khô 291,9 ngàn tấn. Cây cao su được bố trí tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm trên 71,1% diện tích và khoảng 78,6% sản lượng mủ khô của cả nước.
Do sự phát triển hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung chuyên môn hoá, đảm bảo cho ngành trồng trọt chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá đa dạng từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn, nhất là thị trường xuất khẩu.
Phương hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt.
Phương hướng phát triển ngành trồng trọt.
- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản xuất. Chuyên môn hoá nhằm lợi dụng triệt để lợi thế so sánh của các vùng và cả nước để phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô lớn thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều. Đa dạng hoá là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh để tạo ra cơ cấu sản xuất hợp lý trên cơ sở chuyên môn hoá để thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường và khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh ngày càng cao và mở rộng diện tích gieo trồng bằng khai hoang và tăng vụ, trong đó mở rộng diện tích bằng tăng vụ là hướng chính để tăng diện tích gieo trồng.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, trên cơ sở nâng cao năng suất cây lương thực để giảm diện tích cây lương thực một cách hợp lý nhằm mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.
- Phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất ngành trồng trọt để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
Các giải pháp chủ yếu.
Để thực hiện phương hướng trên cần phải thực hiện đồng bộ một số các giải pháp lớn sau:
Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm ngành trồng trọt bao gồm:
- Thuỷ lợi: trên cơ sở qui hoạch, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, nâng cao diện tích chủ động tưới và chủ động tiêu tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng trước hết là đối với những vùng có trình độ chuyên môn hoá cao. Đi liền với tuỷ lợi phải thực hiện tốt dự báo khí tượng, thuỷ văn, thực hiện phòng chống lụt bão có hiệu quả.
- Mở rộng diện tích gieo trồng giống mới với cơ cấu hợp lý.
- Phân bón - yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, cần phải đẩy mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.
- Phát triển hệ thống giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá.
- Coi trọng công nghệ chế biến bảo quan sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chú ý biện pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Làm tốt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho người sản xuất.
Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành trồng trọt như: chính sách giá cả, thị trường chính sách vốn, chính sách đấy đai...
Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình và trang trại, liên kết chặt chẽ các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá trong ngành trồng trọt.
Kinh tế sản xuất các tiểu ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt bao gồm nhiều tiểu ngành sản xuất khác nhau như: sản xuất cây lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau, hoa và cây dược liệu.
Kinh tế sản xuất cây lương thực.
ý nghĩa kinh tế, tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lương thực.
Cây lương thực chính là những cây có hạt, có tác dụng nuôi sống con người và gia súc, ở nước ta cây lương thực chính gồm: lúa, ngô, đậu, đỗ trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất.
Sản xuất lương thực là ngành chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, điều quan trọng bậc nhất đảm bảo sự hìng cường về mặt kinh tế của đất nước. Các nhà kinh tế đều có ý kiến thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là phải tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân, bằng việc phát triển sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực, điều đó tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy phát triển mạnh sản xuất lương thực, giải quyết tốt vấn đề lương thực có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với nền kinh tế cũng như đối với nông nghiệp.
Lương thực là bộ phận chủ yếu cấu thành trong nguồn thức ăn hàng ngày của con người. Nó thoả mãn nhu cầu về năng lượng cho cơ thể con người với giá rẻ. Nó là loại sản phẩm thiết yếu của đời sống con người và không thể thay thế được.
Sản xuất lương thực là cơ sở của sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác. Tốc độ phát triển và quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất vật chất trong đó có nông nghiệp, trong chừng mực nhất định phụ thuộc vào sự phát triển và năng suất lao động của ngành sản xuất lương thực.
Giải quyết vấn đề lương thực có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Nó cung cấp lương thực cho dân cư phi nông nghiệp và nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến.
Phát triển sản xuất lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố về tăng cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai.
Trong quá trình tổ chức sản xuất lương thực cần chú ý những đặc điểm sau đây:
Cây lương thực có vị trí quan trọng, vì thế nhiều nước trên thế giới rất coi trọng phát triển cây lương thực, tìm các biện pháp để tăng nhanh năng suất ruộng đất, năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, nhằm giải phóng từng phần diện tích và sức lao động ra khỏi khu vực sản xuất lương thực. ở nước ta đến năm 2000, diện tích cây lương thực còn chiếm trên 67,11% tổng diện tích gieo trồng và chiếm tỷ lệ đáng kể lao động xã hội của nông nghiệp. Vì vậy việc nâng cao năng suất ruộng đất, năng suất lao động trong ngành sản xuất lương thực là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Lương thực là nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày của nhân dân, vì thế việc phát triển sản xuất lương thực để nâng cao chỉ tiêu sản lượng lương thực và mức lương thực bình quân đầu người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sản xuất lương thực ở nước ta ngoài lúa và ngô còn có đậu đỗ các loại cũng là cây lương thực quan trọng.
Lương thực là nhu cầu hàng ngày của nhân dân, điều kiện sản xuất không khắt khe cho nên ngoài những vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn, các địa phương cần bố trí sản xuất ruộng rãi nhằm tận dụng đất đai, tiết kiệm chi phí vận chuyển đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
Từ lâu ở nước ta lương thực vẫn là ngành sản xuất chính của nông nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Trước cách mạng tháng tám, đặc trưng nổi bật của sản xuất lương thực nước ta là độc canh sản xuất lúa nước, trình độ kỹ thuật rất thô sơ, năng suất lúa rất thấp 10-13 tạ/ha, diện tích trồng lúa chiếm tới 90% tổng diện tích gieo trồng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng và Nhà nước có cố gắng lớn thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển đáp ứng nhu cầu kháng chiến thắng lợi.
Từ khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, do kéo dài cơ chế kinh tế thời chiến và tư tưởng tự cung tự cấp, sản xuất nông nghiệp noi chung và sản xuất lương thực nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ 1976-1980 nước ta phải nhập 5,6 triệu tấn lương thực qui gạo, bình quân mỗi năm nhập 1,1 triệu tấn.
Thời kỳ đổi mới kinh tế, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc, trong đó nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, nổi bật là giải quyết được vấn đề lương thực. Cho đến nay, sau 15 năm đổi mới nông nghiệp nước ta đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ nước thiếu lương thực triền miên thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Trong hai năm liền 1998,1999 mỗi năm xuất khẩu gạo với kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Trong lương thực sản xuất lúa tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Nếu năm 1990 diện tích lúa là 6,027 triệu ha thì năm 2000 tăng lên 7,549 triệu ha do khai hoang và tăng vụ. Sản lượng lúa tăng từ 19,2 triệu tấn, năm 1990 lên 32,55 triệu tấn năm 2000 và đang có xu hướng tăng, đó là do diện tích và năng suất lúa đều tăng mà đặc biệt là năng suất lúa tăng từ 32 tạ/ha năm 1990 lên 42,5 tạ/ha năm 2000.
Việc sản xuất màu lương thực có chiều hướng tăng chậm cả về diện tích và sản lượng. Năm 1990 diện tích ngô là 0,431 triệu ha lên 0,714 triệu ha năm 2000, về sản lượng từ 0,671 triệu tấn năm 1990 lên 1,90 triệu tấn năm 2000.
Công tác chế biến lương thực ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc chế biến màu còn nhiều hạn chế, chất lượng kém, chủng loại nghèo nàn v.v... Việc chế biến gạo đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên so với yêu cầu chế biến nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ gạo gẫy 10%, 15% tấm và 25% tấm còn chiếm tỷ lệ cao. Năm 1999 tỷ lệ gạo 25% tấm còn chiếm 35% và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo còn cao, ảnh hưởng đến chất lượng gạo nhất là gạo xuất khẩu.
Bố trí sản xuất và cơ cấu sản xuất cây lương thực.
Việc bố trí đúng đắn sản xuất lương thực theo các vùng trong cả nước và việc biến đối cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng từng địa phương là điều kiện quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực.
Sản xuất lương thực ở nước ta được bố trí rộng khắp ở các vùng trong nước. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế và quá trình lịch sử đã hình thành những vùng sản xuất lương thực lớn như đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Tổng diện tích của hai vùng châu thổ lớn nhất cả nước chiếm tới 58% diện tích cây lương thực cả nước năm 1998. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 13,7%; vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 44,4%. Đây là hai vùng lương thực cung cấp nhiều lương thực hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra các vùng khác có diện tích lương thực không lớ so với hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng cũng là nơi sản xuất và đóng góp phần lương thực quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.
Bố trí sản xuất lúa.
Lúa là cây lương thực chủ yếu của nước ta, hàng năm từ 1990 đến 1998 chiếm tới trên 85% tổng diện tích cây lương thực và trên dưới 90% giá trị sản lượng lương thực và lúa được bố trí tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích lúa của hai vùng này bình quân mỗi năm từ 1995 đến 1998 chiếm 63,33% tổng diện tích lúa cả nước; trong đó đồng bằng sông Hồng bình quân chiếm 14,72%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 49,1%. Đó là hai vùng lúa lớn nhất và có nhiều sản phẩm hàng hoá nhất của cả nước. Ngoài ra lúa còn được bố trí rộng rãi trên khắp các vùng, các địa phương trong cả nước phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện tưới nước, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo hàng ngày của nhân dân.
Bố trí sản xuất ngô.
Ngô là loại cây lương thực thứ hai sau cây lúa năm 1988 diện tích ngô chiếm 41,1% diện tích màu và 31,5% sản lượng màu qui thóc. Từ năm 1994 đến năm 1998 sản xuất ngô phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng.
Diện tích ngô năm 1985 cả nước có 397,3 ngàn ha tăng lên 556,8 ngàn ha năm 1995 và 714,0 ngàn ha năm 2000. Sản lượng ngô cả nước năm 1985 đạt 587,6 ngàn tấn, lên 1,2 triệu tấn năm 1995 và lên 1,9 triệu tấn năm 2000. Sản xuất ngô được bố trí rộng khắp trên tất cả các vùng và các địa phương trong cả nước. Song diện tích được bố trí tập trung nhiều ở hai vùng Đông Bắc và Đông Nam Bộ. Bình quân diện tích hàng năm thời kỳ 1995-1998, vùng Đông Bắc đạt 183,9 ngàn ha chiếm 29,6% diện tích cả nước vùng Đông Nam Bộ đạt 120 ngàn ha chiếm 19,3% diện tích cả nước. Các địa phương có diện tích ngô nhiều nhất từ 30 ngàn ha trở lên là: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Đaklak và Đồng Nai.
Bố trí sản xuất đậu đỗ các loại (không kể đậu tương).
Đậu đỗ là cây lương thực có hạt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng cao. Đều là cây ngắn ngày có thể bố trí trồng chính hay trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác, gần đây hàng năm diện tích đậu đỗ ở nước ta khoảng 20 vạn ha với sản lượng khoảng trên 10 vạn tấn. Đậu đỗ được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, song trồng tập trung nhiều vẫn là các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Đaklak, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh...
Việc bố trí hợp lý những cây lương thực quí có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng cho phép cải thiện cơ cấu cây lương thực và tăng nhanh sản lượng lương thực.
Tập đoàn cây lương thực có hạt ở nước ta có các cây chính: lúa, ngô, đậu các loại, trong đó lúa là chủ yếu. Ngô là cây lương thực đứng thứ 2 sau lúa là nguồn thức ăn chủ yếu và giàu chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Đậu đỗ là cây lương thực giàu chất đạm là thức ăn quí cho con người và là nguyên liệu để chế biến ra các loại thực phẩm khác có giá trị. Ngoài các cây lương thực chính trên những năm gần đây cơ cấu cây lương thực của nước ta còn bao gồm một số cây lương thực khác như: lúa mì, mạch, cao lương...
Việc xác định cơ cấu sản xuất cây lương thực hợp lý, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, kinh tế của đất nước. Cơ cấu sản xuất lương thực ở nước ta những năm gần đây còn bất hợp lý và sự chuyển biến tiến bộ còn chậm. Lúa còn chiếm tỷ trọng quá lớn cả về diện tích và sản lượng, màu còn chiếm tỷ trọng ít và có xu hướng giảm trong vài năm gần đây (xem biểu cơ cấu diện tích sản lượng). Điều đó đặc ra sự cần thiết và nhanh chóng biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực hợp lý để tạo điều kiện thúc đẩy việc phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện có nhiều sản phẩm hàng hoá.
Khả năng và biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất cây lương thực ở nước ta.
Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung là: đảm bảo nhu cầu ăn cho xã hội có sự trữ và xuất khẩu ngày càng lớn, vì thế lương thực phải giải quyết toàn diện từ sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu dùng, việc giải quyết lương thực của ta không phải chỉ có lúa mà cả màu, không chỉ mở rộng diện tích mà phải đẩy mạnh thâm canh cây lương thực. Khả năng phát triển sản xuất lương thực ở nước ta còn lớn.
Trước hết, là nâng cao năng suất cây lương thực. Điều kiện tự nhiên nước ta bên cạnh những khó khăn lớn, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi rất cơ bản để phát triển sản xuất trồng trọt. Năng suất cây lương thực của ta hiện nay còn thấp, và năng suất còn chưa đồng đều giữa các vùng. Tất cả điều đó tạo ra khả năng lớn để thâm canh tăng năng suất cây lương thực.
Thứ hai, khả năng mở rộng diện tích cây lương thực. Việc mở rộng diện tích khai hoang phát triển cây lương thực, ở nước ta không còn nhiều, hiện nay cả nước còn khoảng 7 vạn ha có khả năng khai hoang trồng lúa, tập trung trên 60% ở đồng bằng sông Cửu Long, còn lại ở rải rác các nơi và tất cả diện tích có thể khai hoang đều là những chỗ khó khăn nhất, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn. Việc tăng vụ gắn liền với việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, tiềm năng còn khá lớn. Hiện nay vòng quay của đất còn thấp, chứng minh tầm quan trọng và tính bức thiết của tăng vụ để mở rộng diện tích gieo trồng.
Cuối cùng, việc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu sản xuất lương thực bằng cách tăng tỷ trọng màu lương thực cả về diện tích và sản lượng vì trong cơ cấu màu cần loại bỏ dần những cây màu dài ngày, năng suất thấp thay bằng cây ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt.
Để biến khả năng thành hiện thực nhằm phát triển mạnh sản xuất lương thực, cần phải thực hiện đồng bộ một số biện pháp kinh tế, kỹ thuật thích hợp như: phát triển sản xuất lương thực theo hướng sản xuất hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và tạo cơ chế thuận lợi cho xuất khẩu lương thực; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, vốn đầu tư tập trung đúng mức cho hai vùng lúa hàng hoá lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, coi trọng đầu tư vào không công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản vận chuyển và tiêu thụ; giải quyết tót công tác thủy lợi gắn liền với việc phòng chống bão lụt, đẩy mạnh sản xuất phân bón, sản xuất giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và làm tốt công tác khuyến nông cho những người sản xuất lương thực. Nghiên cứu tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo bằng cách nâng cao năng lực tiếp thị, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Kinh tế sản xuất cây công nghiệp.
ý nghĩa kinh tế và đặc điểm của sản xuất cây công nghiệp.
Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay, bông, gai, tơ tằm cho công nghiệp dệt; mía, lạc, vừng, đậu tương cho công nghiệp chế biến thực phẩm; cây thuốc cho công nghiệp dược liệu... nhằm phục vụ tiêu dùng của nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt khác là đáp ứng yêu cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động... góp phần tăng thu nhập và cải thiện cho người lao động.
Phát triển sản xuất cây công nghiệp còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn.
Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải chú ý đến những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nó, đó là:
- Cây công nghiệp đòi hỏi qui trình kỹ thuật cao từ khaai sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng.
- Cây công nghiệp đòi hỏi về điều kiện tự nhiên khắt khe hơn, vì vậy phải có sự bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao động vật hoá hợp lý và có chất lượng.
- Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần phải có qui trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ sản xuất.
Điều kiện tự nhiên nước ta rất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp. Trước cách mạng tháng 8 cây công nghiệp kém phát triển: diện tích nhỏ bé, phân tán, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, năng suất và quản lý thấp.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp để thực hiện nhu cầu ăn mạc và kháng chiến thắng lợi, một số cây công nghiệp được phát triển như: lạc, vừng, ía, bông, gai...
Từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã tập trung sự chú ý vào việc khôi phục và phát triển nông nghiệp trong đó có cây công nghiệp, Nhà nước đã giành khoản đầu tư tương đối lớn để xây dựng các nông trường quốc doanh cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su... bảo hành các chính sách kinh tế như: thu mua, giá cả, chính sách lương thực... đối với sản xuất cây công nghiệp. Nhờ vậy đến năm 1974 diện tích cây công nghiệp đã tăng 2,05 lần, giá trị sản lượng tăng 3,6 lần so với năm 1939. Tuy nhiên, lúc này sản xuất cây công nghiệp của ta vẫn ở tình trạng nhỏ bé, phân tán, sản phẩm hàng hoá ít.
Từ sau khi đất nước thống nhất, sản xuất cây công nghiệp có bước chuyển biến lớn. Diện tích tăng nhanh từ 474,3 ngàn ha năm 1976 lên 627,7 ngàn ha năm 1980 và 1.212,9 ngàn ha năm 1988. Trong vòng 12 năm diện tích cây công nghiệp đã tăng hơn 2,6 lần. Trong thời gian đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng gần 2,1 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gần 3,3 lần. Nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay, cói, dâu tằm, đậu tương vùng đều được chú ý phát triển... cả về diện tích và sản lượng trong những năm gần đây do thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, năm 1986 cây công nghiệp dài ngày phát triển mạnh, đặc biệt là sau những năm thực hiện đổi mới nền kinh tế do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI (1986), các cây công nghiệp khác như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... đều phát triển cả diện tích lẫn sản lượng. Sản lượng cà phê năm 1988 mới có 31,3 ngàn tấn, đến năm 1996 lên tới 252 ngàn tấn và năm 1997 ước đạt 315 ngàn tấn, gấp 10 lần năm 1988 và gấp 6,3 lần năm 1987. Cùng với cà phê, cao su và chè đã trở thành những cây công nghiệp xuất khẩu quan trọng cho nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về diện tích và sản lượng, sản lượng hàng hoá xuất khẩu. Sản xuất cây công nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên môn hoá đó là: vùng cà phê Tây Nguyên, cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở Phú Thọ, Hà Tuyên, Lâm Đồng và cây công nghiệp ngắn ngày cũng hình thành những vùng sản xuất tập trung qui mô lớn ở nhiều các địa phương trong cả nước. Nhìn chung các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có tỷ suất hàng hoá cao, chất lượng ngày càng tiếp cận với thị trường trong nước và ngoài nước, và có một số sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, chè, hạt điều.
Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta.
Đứng trước yêu cầu to lớn của nền kinh tế. Ngành sản xuất cây công nghiệp cần phát triển mạnh mẽ theo hướng vừa thực hiện thâm canh tăng năng suất vừa mở rộng diện tích để đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và yêu cầu nguồn hàng xuất khẩu khác ngày càng tăng.
Để thực hiện phương hướng trên, cần chú ý thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- Từng bước biến đổi cơ cấu sản xuất cây công nghiệp hợp lý. Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết nước ta cho phép phát triển tập đoàn cây công nghiệp phong phú và đa dạng bao gồm: các loại cây có sợi, cây có đường, cây có dầu, cây kích thích, cây thuốc và cây đặc sản. Vì vậy để phát triển hiệu quả sản xuất cây công nghiệp cần phải biến đổi hoàn thiện về cơ cấu sản xuất chọn những cây chủ lực có lợi thế so sánh cao để phát triển tập trung qui mô lớn. Song cũng cần kết hợp phát triển tổng hợp các cây trồng khác để lợi dụng hiệu quả các điều kiện về tự nhiên và kinh tế của đất nước.
- Trên cơ sở phân vùng cần tiến hành qui hoạch để hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá có qui mô hàng hoá lớn, nhất là những cây công nghiệp chủ yếu kể cả cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
- Đẩy mạnh thâm canh sản xuất cây công nghiệp vừa để tăng khối lượng sản phẩm, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Đối với cây công nghiệp lâu năm cần được thực hiện thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và toàn diện.
- Coi trọng công tác chế biến mạnh dạn đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại, có công nghê tiên tiến để đảm bảo chất lượng chế biến cao. Tăng cường công tác bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Hoàn thiện từng bước các chính sách kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, thực sự tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp phát triển.
Kinh tế sản xuất cây ăn quả.
ý nghĩa kinh tế và tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả ở nước ta.
Hoa quả là sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho đời sống của con người, nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quí giá cho cơ thể con người như: đường, axít, các vitamin, muối khoáng và nhiều chất bổ khác.
Mỗi loại hoa quả đều có hương vị thơi khác nhau và được sử dụng dưới dạng tươi sống rất giàu vitamin hoặc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm để chế biến rượu quả, nước giải khát, bánh kẹo, đồ hộp... rất có giá trị.
Phát triển cây ăn quả còn góp phần tăng sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Ngoài ra cây ăn quả còn có tác dụng làm gỗ, cành củi làm chất đốt trong nông thôn, làm rừng phòng hộ và phát triển chăn nuôi nhất là ong... Việc phát triển sản xuất cây ăn quả cần chú ý những đặc điểm kinh tế kỹ thuật sau:
- Cây ăn quả yêu cầu về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí hậu... rất khắt khe, vì vậy việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, theo phương châm đất nào cây nấy.
- Trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, qui trình kỹ thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày của người lao động.
- Là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng, nhưng lại yêu cầu đảm bảo chất lượng, tưới, tiêu dùng ngay và thường xuyên; vì vậy đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ thuật phải cao.
- Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành vùng chuyên môn hoá để tiện lợi về mọi mặt và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Sản xuất cây ăn quả yêu cầu các chính sách kinh tế phải linh hoạt để kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm để xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất.
Ngành sản xuất cây ăn quả ở nước ta trước cách mạng tháng 8 và trong thời kỳ kháng chiến, sản xuất mang tính chất phân tán, manh mún tự cung tự cấp. Mặt khác, do phải tập trung cho sự nghiệp giải phóng đất nước, hơn nữa chiến tranh toàn phá; vì vậy ngành sản xuất cây ăn quả của nước ta chưa có điều kiện để phát triển.
Khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển ngành sản xuất cây ăn quả.
Với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha trộn tính chất ôn đới rất thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả ở nước ta phát triển. Hiện nay tập đoàn cây ăn quả của nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loại cây ăn quả quí không chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước, mà còn có ý nghĩa xuất khẩu có giá trị như: cam, thuốc, nhãn, vải, dứa, sầu riêng, soài, thanh long... Diện tích cây ăn quả nước ta từ năm 1985 đến nay đã có sự phát triển khá mạnh; năm 1985 mới có 213 ngàn ha, đến năm 1988 đã có 272,2 ngàn ha và đến năm 2000 đã có khoảng 500 ngàn ha và sản lượng quả ước đạt 7 triệu tấn tổng im ngạch xuất khẩu 1999 đạt 70 triệu USD (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Việc bố trí sản xuất cây ăn quả. Ngoài việc bố trí trồng rải rác trên tất cả các vùng, các địa phương, chúng ta còn bố trí trồng tập trung qui mô lớn cây ăn quả ở những vùng và những địa phương có điều kiện như: vùng cây ăn quả tập trung Nam Bộ và miền núi phía Bắc. Trong đó 70% diện tích nằm ở các tỉnh phía Nam.
Phương hướng và biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả ở nước ta.
Khả năng phát triển cây ăn quả ở nước ta rất to lớn. Thực trạng phát triển cây ăn quả nước ta mấy năm gần đây đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy phương hướng phát triển cây ăn quả ở nước ta là: tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phát triển cây ăn quả, vừa theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, vừa mở rộng diện tích cây ăn quả từng bước xây dựng và hoàn thiện những vùng sản xuất chuyên môn hoá có qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngày càng nhiều với chất lượng sản phẩm cao.
Nhằm thực hiện phương châm trên cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- Trên cơ sở lợi thế so sánh từng vùng, tiến hành qui hoạch, phát triển một cách hợp lý các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có qui mô lớn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Xây dựng cơ cấu sản xuất cây ăn quả hợp lý xuất phát từ nhu cầu thị trường, song lại phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng của vùng và địa phương.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện thâm canh có hiệu quả, xây dựng và thực hiện qui trình thâm canh có từng loại cây ăn quả, song lại phù hợp với điều kiện từng địa phương.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại để làm tốt các khâu vận chuyển bảo quản chế biến hoa quả, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của hoa quả trên thị trường.
- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất cây ăn quả như: chính sách đất đai, chính sách vay vốn, thị trường đầu ra cho sản phẩm...
Kinh tế sản xuất rau.
ý nghĩa kinh tế và tình hình sản xuất rau ở nước ta.
Rau có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Rau sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sử dụng dưới dạng chế biến và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác...
Phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị.
Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao.
Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất rau cần phải lưu ý các đặc điểm sau:
Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chưa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông thôn. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa thuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm...
Trước cách mạng tháng 8 chưa phát triển, rau chỉ được trồng phân tán manh mún ở các mảnh vườn ở gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp. Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp và chống mỹ sản xuất rau ở nước ta vẫn chưa phát triển do chiến tranh tàn phá và còn phải tập trung cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chỉ từ sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sản xuất rau đã từng bước được phát triển với cơ cấu và chủng loại phong phú bao gồm: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia bị. Diện tích và sản lượng rau ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu song các nước đặc biệt là Liên Xô cũ.
Diện tích rau cả nước năm 1990 là 249,9 ngàn ha lên 369 ngàn ha năm 1995 và lên 445 ngàn ha năm 2000. Sản lượng rau từ 3,17 triệu tấn rau các loại năm 1990 tăng lên 5,95 triệu tấn năm 2000, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,5%. Sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, năm 1995 đạt 58,1 kg bằng 6% của thế giới (thế giới 85 kg), năm 2000 tăng lên 76,6kg/người. Việc xuất khẩu rau trước năm 1990 năm cao nhất cũng chỉ đạt 300.000 tấn, bằng 6% sản lượng rau quả cả nước. Từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩ Đông Âu tan rã thì việc sản xuất và xuất khẩu rau của nước ta gặp nhiều khó khăn vì chưa có thị trường mới.
Sau một thời gian “lao đao” tìm và thích nghi với thị trường mới, đến nay đã có mặt gần 50 nước và lãnh thổ ở Châu á, Bắc Âu, Tây âu, Mỹ v.v... Nhờ vậy hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau nước ta bắt đầu phục hồi, phát triển, với các sản phẩm xuất khẩu tập trug ở dạng tươi và đã qua chế biến: ở dạng tươi, gồm các loại rau như: bắp cải, hành tỏi, khoai tây, rau gia vị, đậu các loại, củ quả... còn rau chế biến chủng loại phong phú hơn bao gồm: sấy khô, đóng hộp, muối chua... xuất khẩu rau quả cả nước năm 1997 đạt 68 triệu USD. Năm 1999 đạt 105 triệu USD và tăng lên 305 triệu USD năm 2001. Việc phát triển sản xuất rau hiện nay cũng đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức sở hữu khác nhau hoặc là nhận gia công sản xuất ví dụ ở huyện Vĩnh Lạc - Vĩnh Phúc nhận gia công trồng dưa chuột cho Nhật Bản...
Tuy nhiên việc tìm kiến thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất khẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp, bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có cức cạnh tranh, số lượng sản xuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu.
Khả năng và biện pháp đẩy mạnh sản xuất rau.
Khả năng và điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu và thời tiết để phát triển sản xuất rau ở nước ta rất thuận lơi bao gồm cả rau nhiệt đới và rau ôn đới v.v... tập đoàn cây rau ở nước ta rất phong phú với nhiều chủng loại khác nhua như rau ăn lá, rau ăn củ, quả và các loại rau gia vị khác. Phương hướng phát triển sản xuất rau của nước ta vừa phải tiếp tục mở rộng diện tích vừa đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và nâng cao hơn chất lượng của rau, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhất là những vùng dân cư tập trung và xuất khẩu. Cụ thể là ngành qau quả phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng sản lượng rau quả là 20 triệu tấn với mức bình quân đầu người, là 85 kg rau/năm và 65 kg quả/năm, nâng kim ngạch xuất khẩu của ngành lên 1 tỷ USD trong đó rau là 690 triệu USD và quả chiếm 350 triệu USD.
Để thực hiện được phương hướng trên cần thực hiện các biện pháp c