12/01/2018, 11:47

Kinh tế Châu Đại Dương

Kinh tế Châu Đại Dương Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), ...

Kinh tế Châu Đại Dương

Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới),

Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khi đốt, vàng, đổng, thiếc, iranium ...
Các đảo san hô thường có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh có nhiều hải sản.
Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt. Ở lục địa Ô-xtrây-li-a, đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo.
Kinh tế của các nước châu Đại Dương phát triển rất không đều. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ; tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng hai nước này lại nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa ...; các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm ... rất phát triển.

Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt...ế), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai...), gồ. Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.

0