Kim tự tháp Kheops hóa ra là “bộ tổng” sóng vô tuyến
Các nhà vật lý của Đức và Nga đã nghiên cứu tính chất của kim tự tháp Kheops và đi đến kết luận rằng công trình này có thể thu hút năng lượng điện từ vào buồng bên trong và tập trung lại ở không gian u tĩnh trong lòng kim tự tháp. Kết luận của họ trình bày trên tạp chí Journal of Applied Physics. ...
Các nhà vật lý của Đức và Nga đã nghiên cứu tính chất của kim tự tháp Kheops và đi đến kết luận rằng công trình này có thể thu hút năng lượng điện từ vào buồng bên trong và tập trung lại ở không gian u tĩnh trong lòng kim tự tháp. Kết luận của họ trình bày trên tạp chí Journal of Applied Physics.
Kim tự tháp Kheops.
"Tính đến mối quan tâm lớn đối với kim tự tháp, chúng tôi quyết định xem xét công trình Kheops dưới góc độ đối tượng cộng hưởng hạt tán xạ của sóng vô tuyến. Chúng tôi thu nhận được hàng loạt kết quả thú vị, có thể tìm thấy ứng dụng thực tế quan trọng", ông Andrei Evlyuhin, điều phối viên các công trình nghiên cứu từ Đại học Công nghệ thông tin, Cơ học và Quang học Saint-Petersburg (ITMO) tuyên bố.
Các tính toán cho thấy kim tự tháp Kheops thực sự tương tác với sóng radio "nghiệp dư", tích tụ năng lượng trong lăng mộ Pharaoh chuyển vào một điểm được đặt trực tiếp dưới cơ sở ánh sáng kỳ bí, nơi bố trí căn buồng thứ ba.
Kim tự tháp Kheops (còn gọi là Kim tự tháp Khufu hoặc Đại kim tự tháp Giza) được xây dựng vào giữa thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên làm lăng mộ cho Pharaoh Khufu (Kheops). Công trình cao 145 mét, bề rộng 230 mét và chiều dài 230 mét, vẫn là một trong những cấu trúc cao nhất và đồ sộ nhất do nhân loại dựng lên.