Kiến thức cơ bản để lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về con người.
Phương pháp tìm ý cho bàn văn biểu cảm con người. Xem thêm: + Đặt câu hỏi: Tình cảm, ấn tượng sâu sắc nhất của em về người đó là gì? Những đặc điểm, phẩm chất gì của người đó tác động nhiều nhất tơi ...
- Phương pháp tìm ý cho bàn văn biểu cảm con người.
Xem thêm:
+ Đặt câu hỏi:
- Tình cảm, ấn tượng sâu sắc nhất của em về người đó là gì?
- Những đặc điểm, phẩm chất gì của người đó tác động nhiều nhất tơi cảm xúc, suy nghĩ của em.
- Em có kỉ niệm sâu sắc gì với người đó.
- Người có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong đời sống của em.
2: Phương pháp lập ý
- Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Hồi tưởng quá khứ suy nghĩ về hiện tại.
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
- Quan sát, suy ngẫm.
3: Các dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: Biểu cảm một khía cạnh nào đó của con người: nụ cười của mẹ, bàn tay mẹ…
Dạng 2: Biểu cảm về một người cụ thể, một người thân trong gia đình, một thầy cô giáo, một người bạn.
Dạng 3: Biểu cảm về con người mang tính khái quát, người mẹ, tình bạn.
Dạng 4: Biểu cảm về một nhân vật văn học.
4: Dàn ý bài văn về biểu cảm con người.
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm và tình cảm chung với người đó.
Thân bài: Biểu cảm cụ thể về người đó, tập trung ở các khía cạnh:
- Vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng, phẩm chất.
- Những kỉ niệm sâu sắc
- Vai trò, ý nghĩa
( triển khai mỗi ý thành một đoạn văn, giữa các đoạn văn cần có liên kết chặt chẽ.
Kết bài: Khẳng định cảm xúc của mình với người đó.
Từ khóa tìm kiếm: Văn biểu cảm, lập dàn ý biểu cảm về con người. kiến thức về lập dàn ý biểu cảm về con người.