03/12/2018, 22:39

Kiểm tra Vật Lý 8 cuối học kì 1 mới nhất trắc nghiệm, tự luận năm 2018

[Vật Lý 8] Đề gồm 8 câu trắc nghiệm và 4 bài tập tự luận. ột thùng cao 1,2m đựng đầy nước, tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,4m. … PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HÀ TRƯỜNG PTDTBT THCS QUẢNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: ...

[Vật Lý 8] Đề gồm 8 câu trắc nghiệm và 4 bài tập tự luận. ột thùng cao 1,2m đựng đầy nước, tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,4m. …

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HÀ

TRƯỜNG PTDTBT THCS QUẢNG SƠN

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn: Vật lí 8

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I Trắc nhiệm (4 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

1. Bạn An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 4,8 km hết 20 phút. Tốc độ trung bình của bạn An là.

A. 0,24m/s B. 3m/s C. 4m/s D. 5m/s

2. Khi nói về áp suất chất lỏng, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng giảm.

B. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.

C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng.

D. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất không thay đổi.

3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi

A. tiết diện của các nhánh bằng nhau.

B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.

C. độ dày của các nhánh như nhau.

D. độ cao của các nhánh bằng nhau.

4. Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi

A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.

D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

5. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.

B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi.

D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu

6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.

C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.

D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên.

7. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét là

A. Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được.

B. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.

C. Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước.

D. Thả quả trứng vào bình đựng nước muối, quả trứng không chìm xuống đáy bình.

8. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:

A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2. C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2

Phần II: Tự luận (6 điểm)

9: (1,5đ). Chuyển động cơ học là gì? Viết công thức tính vận tốc, nêu tên và đơn vị của các đại lượng?

10: (1,5đ). Kể tên các loại lực ma sát? Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát gì? có tác hại gì và nêu cách làm giảm

11: (2đ). Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước, tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng 0,4m.

12:  (1đ). Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay chìm? tại sao?

Đáp án tham khảo

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A B B D C A D

9.  Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

– Công thức tính vận tốc:   v = s/t

– Trong đó: v là vận tốc (m/s)

s là quãng đường đi được (m)

t là thời gian đi hết quãng đường đó (s)

10.  Lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn.

– Ma sát sinh ra ở giữa đĩa và xích xe đạp là ma sát trượt.

– Tác hại làm mòn đĩa và xích. cần phải tra dầu vào xích để làm giảm ma sát

11. Áp suất ở đáy thùng là: p1 = d x h1 = 10 000 x 1,2 = 12000N/m2

Áp suất của nước cách đáy thùng 0,4m là:

Ta có: h2 = h1 – 0,4 = 0,8 m

P2 = d x h2 = 10000 x 0,8 = 8000 N/m2

12.   Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi sẽ nổi.

– Vì trọng lượng riêng của bi thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân

0