Kiểm tra ổ cứng có bị Bad Sector không và dấu hiệu nhận biết
Bad Sector là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này, Bad Sector là một khu vực trên ổ cứng của máy tính không thể sử dụng được do đã bị tổn thương vĩnh viễn. Cấu trúc vật lý của ổ cứng thông thường gồm 03 thành phần chính đó là: Platter (đĩa hình tròn): Nơi lưu trữ firmware – ...
Bad Sector là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này, Bad Sector là một khu vực trên ổ cứng của máy tính không thể sử dụng được do đã bị tổn thương vĩnh viễn.
Cấu trúc vật lý của ổ cứng thông thường gồm 03 thành phần chính đó là:
- Platter (đĩa hình tròn): Nơi lưu trữ firmware – phần điều khiển cấp thấp của HDD và dữ liệu.
- Bộ đọc/ghi(Actuator): Bộ phận truyền tải thông tin.
- Bản mạch điều khiển điện tử (PrintedCircuitBoard = PCB): Chứa đựng các cổng giao tiếp và phần điều khiển cấp cao của ổ cứng.
Nguyên nhân dẫn đến ổ cứng bị Bad Sector
Có 7 nguyên nhân chính dẫn đến ổ cứng bị Bad sector đó là:
- 1 hole (hố) tạo ra do lỗi trong quá trình phủ lớp từ tính lên bề mặt platter.
- Sự liên kết yếu kém giữa lớp từ tính và lớp nền platter tại một vị trí tạo ra 1 hole.
- 1 hole được tạo ra trên bề mặt nền tảng của platter gây ra bởi thời gian.
- Lỗi gây ra bởi chuyển động cơ học của Actuator hoặc do người dùng gây va đập dẫn đến head bị va vào bề mặt platter.
- Chất bôi trơn bên trong motor, do nhiệt độ cao của môi trường đã bốc hơi thoát ra ngoài, gặp nhiệt độ thấp hơn nên đông cứng thành hạt vật chất, va đập và phá hoại bề mặt platter.
- Nhiệt độ cao của môi trường sử dụng computer gây nên sự thoái hoá công năng của bề mặt từ tính.
- Lỗi về điện và/hoặc reset xảy ra trong tiến trình đọc/ghi data.
Dấu hiệu nhận biết ổ cứng của bạn đang bị Bad Sector
- Ổ cứng có dấu hiệu báo lỗi truy xuất dữ liệu, không thể khởi động được hoặc máy tính tự động reset và tự động shutdown.
- Máy tính bị treo trong khi đèn tín hiệu ổ cứng vẫn sáng…
- Không thể truy cập vào được một thư mục hay một phân vùng ổ cứng trên máy.
- Bị treo trong môi trường DOS hoặc không ghost lại máy tính được.
- Báo lỗi Bad Track 0- Disk Unsable khi bạn Format ổ cứng.
- Không Fdisk được, khi bạn thực hiện Fdisk thì xuất hiện thông báo lỗi “No fixed disk present” (đĩa cứng hiện tại không thể phân chia), hoặc có thể là bị treo trong quá trình Fdisk.
- Báo lỗi Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail.. khi bạn chạy một ứng dụng nào đó trên Windows.
- Ổ cứng nóng gian và hoạt động không hiệu quả hoặc có tiếng động lạ.
- Đang cài đặt Windows thì hệ thống bị treo mà không xuất hiện một thông báo lỗi nào.
Làm thế nào để phòng tránh và hạn chế ổ bị Bad Sector?
Chú ý đến vấn đề nhiệt độ cho máy tính, nếu như bạn đang sử dụng Laptop thì nên để những nơi thoáng mát và tốt nhất nên sắm 1 cái quạt tản nhiệt nhé. Nếu như bạn đang dùng PC thì lắp thêm quạt thông gió…
Nguồn điện cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến ổ cứng của bạn bị lỗi. Ví dụ như nguồn điện chập chờn, không ổn định. Hoặc nguy hiểm hơn là mất điện đột ngột, chính vì thế nếu như bạn đang dùng Laptop thì đừng bao giờ tháo pin ra khỏi máy khi đang sử dụng nhé. Còn nếu như bạn đang sử dụng PC thì có thể sắp một cái UPS (bộ lưu điện) nhé.
Đọc thêm bài viết:
- [TUT] Làm thế nào để máy tính luôn hoạt động tốt ?
- Cách kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng với CrystalDiskInfo
- Phần mềm bảo vệ và sửa lỗi ổ cứng HDD – SSD tốt nhất hiện nay
Cách kiểm tra Bad Sector ổ cứng
1. Kiểm tra Bad Sector bằng HDD Regenerator trong Hiren’s Boot
+ Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 đĩa Hiren’s Boot hoặc có thể tạo usb boot bằng Hiren’s Boot sau đó bạn chọn chế độ khởi động ưu tiên là USB hoặc CD. Nếu chưa biết cách có thể tham khảo bài viết: BIOS là gì? Cách truy cập vào BIOS của máy HP, Sony
Lưu ý : Cách này chỉ để Check xem ổ cứng của bạn có bị Bad Sector không? hoặc sửa chữa lỗi Bad Sector nhẹ, chứ mình khuyên các bạn nên sao lưu dữ liệu ra thiết bị lưu trữ khác vì thường thì rất khó để sửa lỗi Bad Sector.
+ Bước 2: Sau khi vào menu chính của Hiren’s Boot thì bạn chọn dòng Hard Disk Tools
+ Bước 3: Tiếp theo chọn HDD Regenerator và nhấn Enter. Sau đó bạn cứ để cho chương trình tự động load vào nhé, không cần phải nhấn gì hết.
+ Bước 4: Sau khi chạy xong sẽ xuất hiện ổ cứng cho bạn lựa chọn. Nếu bạn đang sử dụng 2 ổ cứng thì nhập vào số (1) hoặc (2) và nhấn Enter để lựa chọn.
Còn nếu như bạn chỉ có 1 ổ cứng thì nhấn 1 phím bất kỳ để tiếp tục hoặc nhấn ESC để thoát.
+ Bước 5: Tại đây sẽ có 3 lựa chọn cho các bạn:
- Scan and repair (tức là quét toàn bộ ổ cứng và tự sửa chữa lỗi bad sector)
- Scan but not repair (quét đĩa cứng và hiển thị vị trí lỗi nhưng không sửa lỗi)
- Regenerate all sector in a range (Phục hồi tất cả sector trong vùng được chọn phục hồi ngay cả khi không có lỗi).
Bạn nhập vào lựa chọn (1) tức là quét toàn bộ và tự động sửa lỗi => nhấn Enter.
Tiếp theo, chương trình sẽ hỏi bạn muốn Scan từ đâu. Mặc định thì chương trình sẽ scan từ những Sector đầu tiên của ổ cứng, mặc định giá trị là 0. Bạn nhấn Enter để tiếp tục nhé.
Quá trình quét và tự động sửa lỗi đang diễn ra, bạn vui vòng ngồi đợi. Tranh thủ làm cốc Cafe cho đỡ buồn