Khuôn mặt người Mỹ sẽ biến đổi như thế nào vào năm 2050?
Người dân Mỹ - quốc gia đa chủng tộc lớn nhất thế giới - sẽ có khuôn mặt như thế nào trong 35 năm theo? Sự thay đổi ở khuôn mặt của người Mỹ đến năm 2050 Mỹ còn được gọi là Hợp chủng quốc - The United State - ám chỉ một quốc gia có người dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Mỹ cũng là đất ...
Người dân Mỹ - quốc gia đa chủng tộc lớn nhất thế giới - sẽ có khuôn mặt như thế nào trong 35 năm theo?
Sự thay đổi ở khuôn mặt của người Mỹ đến năm 2050
Mỹ còn được gọi là Hợp chủng quốc - The United State - ám chỉ một quốc gia có người dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Mỹ cũng là đất nước có tỷ lệ kết hôn khác chủng tộc lớn nhất thế giới.
Việc kết hôn khác chủng tộc sẽ dẫn đến việc các thế hệ ra đời sau này có nhiều nét pha trộn giữa hai giống nòi. Vậy đến năm 2050, người dân của quốc gia này sẽ trông như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, Lise Funderburg và Martin Schoeller thuộc tạp chí National Geographic đã thực hiện dự án lưu trữ hình ảnh những khuôn mặt có nét pha trộn nhiều chủng tộc khác nhau.
Tạp chí National Geographic cho rằng đây sẽ trở thành một khuôn mặt điển hình đại diện cho người Mỹ vào năm 2050.
Những bức ảnh này hoàn toàn không qua chỉnh sửa. Do đó, ta có thể thấy hiện nay, một bộ phận không nhỏ người Mỹ là con lai giữa các chủng tộc với nhau.
Theo Cục điều tra dân số Mỹ, số lượng người lai sẽ ngày càng lớn, do định kiến xã hội nay đã dần được xóa bỏ. Cụ thể, tính từ năm 2000, số lượng người có nhiều hơn một dòng máu là 6,8 triệu người và đến năm 2010 là 9 triệu, với tỉ lệ tăng 32%.
Những thế hệ tiếp theo sẽ có nét mặt của người da đen, nhưng lại có làn da trắng và mái tóc vàng.
Theo các chuyên gia đây thực sự là một điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số vấn đề cho các nhà dân số học, như việc theo dõi quy mô phát triển của dân số khi một người có thể là có nhiều hơn hai chủng tộc.
Ngoài ra, một số người cho rằng điều này có thể dẫn đến sự hòa tan bản sắc văn hóa riêng biệt của mỗi chủng tộc.
Sandra Williams, 46 tuổi tại Chicago, Illinois. Dù có làn da trắng, nhưng trong khảo sát điều tra dân số, cô ghi rằng mình là người da đen.
Tạp chí Wall Street cho biết, tính từ năm 2010, số người kết hôn khác chủng tộc đã tăng 15%, và nếu so với thời điểm 25 năm về trước thì là tăng gấp đôi.
Trong đó, tỉ lệ những người kết hôn cũng khác biệt theo chủng tộc, với 9% là người da trắng, 17% người da đen, 26% người Latin và 28% người châu Á. Tổng số lượng kết hôn khác chủng tộc đến nay đã chiếm 8,4% toàn nước Mỹ.
Cô bé Maya Joi Smith, 9 tuổi tại bang Illinois - có hai dòng máu Hàn Quốc và châu Phi. Theo khảo sát, Smith là người da đen.
Ngoài ra, trong năm 2009, có khoảng 7% trẻ em được sinh ra thuộc về 2 hoặc nhiều hơn 2 chủng tộc.
Bé Daisy Fencl 3 tuổi tại Texas, có hai dòng máu Hàn Quốc và Latin. Chủng tộc: chưa xác định.
Điều này cho thấy, các định kiến xã hội về phân biệt chủng tộc đang dần được loại bỏ, dù trên thực tế, những định kiến này vẫn còn tồn tại không chỉ tại Mỹ, mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, đây cũng là những tín hiệu đáng mừng cho thấy Mỹ đang trở thành quốc gia tiên phong trong việc xóa mờ đi khoảng cách giữa các chủng tộc trên thế giới.
Lula Newman (7 tuổi) tại New York. Cô bé có tới 4 dòng máu: Indonesia, Đức, Ba Lan và Celtic. Chủng tộc trong bảng khảo sát: da vàng/ châu Á.
Những khuôn mặt lai giữa nhiều chủng tộc khác nhau sẽ là tương lai của nước Mỹ.