25/04/2018, 22:47

Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản...

Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản. 1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung , đã làm cho nền kinh tế Nhật ...

Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.

1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản

Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung , đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.

So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng yên sụt giá nghiêm trọng.

Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thị hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa  bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Khác với Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít, ở Nhật Bản, do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Do có những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ đã chấm dứt, giới cầm quyền Nhật Bản tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, luôn luôn là đối tượng mà nước Nhật muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi-vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc-lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản, nước Nhật trở thành một  lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

3.Cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức. Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.

Phong trào lan rộng , lôi cuốn đông đảo binh lính và sĩ quan Nhật tham gia. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.

0