Khung cảnh thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
Khung cảnh thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử. Nói đến Huế, ta lại nhớ về thôn Vĩ Dạ, địa danh đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mạc Tử. Đây thôn Vĩ là bài thơ Thuần túy Huế, tinh khiết Huế đã bộc lộ rất rõ cuộc sống con người, cảnh vật của một xứ Huế đẹp và thơ mộng. ...
Khung cảnh thôn Vĩ Dạ được thể hiện qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
Nói đến Huế, ta lại nhớ về thôn Vĩ Dạ, địa danh đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mạc Tử. Đây thôn Vĩ là bài thơ Thuần túy Huế, tinh khiết Huế đã bộc lộ rất rõ cuộc sống con người, cảnh vật của một xứ Huế đẹp và thơ mộng.
Nói đến Huế, ta lại nhớ về thôn Vĩ Dạ, địa danh đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mạc Tử. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ “Thuần túy Huế, tinh khiết Huế” đã bộc lộ rất rõ cuộc sống con người, cảnh vật của một xứ Huế đẹp và thơ mộng.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Một thôn Vĩ Dạ với những cảnh sắc rất xinh đẹp, hấp dẫn, nên thơ, cái ảo và cái thực xen kẽ nhau trong từng hình tượng, ở đây hiện ra những gì bình dị quen thuộc của quê hương, ánh nắng hồng sớm mai và sắc xanh của lá tạo một sự hài hòa rất độc đáo cho bức tranh cảnh. Hình anh so sánh “xanh như ngọc” mang tác dụng biểu cảm sâu sắc, gợi nên những hình ảnh khác nhau về thôn Vĩ Dạ. Những ngôi nhà ở Vĩ Dạ thường được xây cất, bài trí hài hòa với vườn cây, trong một cấu trúc thẩm mĩ khéo léo giữa nhà và vườn. Có lẽ cảnh đẹp ấy đã tạo thành chất liệu cho ấn tượng về thôn Vĩ đẹp và nên thơ.
Nhưng Vĩ Dạ hiện lên không chỉ đẹp ở cảnh, mà còn ở con người: khuôn mặt chữ điền ấy đã là sự biểu thị cho những gì chân chất, phúc hậu của con người xứ Huế. Hàn Mạc Tử chắc đã phải hiểu xứ Huế đến mức nào và nặng tình với nơi ấy đến làm sao mới thể hiện được sự gắn bó hài hòa giữa cảnh và người đến như vậy, nhưng đồng thời cũng làm hiện lên được tính cách kín đáo, e ấp của người dân nơi đây. Thật thú vị khi trong thơ Hàn, hai danh giới giữa thế giới ảo và thực đã bị xóa nhòa đi:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn, thiu hoa bắp lay.
Câu thơ duy nhất gợi nhớ đến nhịp điệu cuộc sống Huế. Cái buồn nhè nhẹ, mênh mang mênh mang cứ thấm dần vào tận đáy lòng ai và cái nét “trầm tư chẳng nơi nào có được” ấy chính là cái cũng rất đặc trưng cho Huế. Thế rồi ta không còn nhận ra được đâu là thực và đâu là ảo nữa. Vừa mới nắng đấy, bây giờ ánh trăng đã tràn đấy:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Một dòng sông thực, một con đò thực, một bến đò thực đã chuyển hóa thành dòng sông thơ. con thuyền thơ và bến đò thơ.
Những câu thơ như vậy thật không thể phân tích, bình luận một cảch thực thà vì e rằng làm tan mất con thuyền chở trăng trên sông trăng về với bến trăng. Hàn Mặc Tử đã gửi gắm tình yêu, nỗi ngóng đợi trông chờ tình yêu vào con thuyền trăng trên bến sông trăng - một ý thơ độc đáo và tài hoa. Tình yêu ở đây nhẹ nhàng, kín đáo làm sao.
Cảnh chiều xứ Huế hiện lên trong những câu thợ cuối cùng với hình ảnh con người xứ Huế đã bị sương khói đẩy ra xa hơn, như mơ như thực, như mờ như hiện. Thiếu nữ với tà áo trắng trong phất phảng sương khói ấy trở thành cái gi đó xa vời, khó với tới, cái tình người có ở đây không mãnh liệt, nồng cháy bao nhiêu thì lại càng thi vị bấy nhiêu.
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số ít những bài thơ của Hàn Mạc Tử viết về Huế với tình cảm trong sáng và sâu nặng đến như vậy. Bài thơ thể hiện được những nét đẹp của người và cảnh xứ Huế vào những thời khắc khác nhau. Tình người và tình đời hòa quyện với thiên nhiên tạo nên một nét độc đáo đầy cảm xúc về con người thôn Vĩ Dạ của Huế mộng mơ và nên thơ.
Trích: loigiaihay.com