Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình. Tại sao? Anh (chị) nghĩ là chúng ta nên tự sửa mình như thế nào? Là con người, không ai...
– Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình. Tại sao? Anh (chị) nghĩ là chúng ta nên tự sửa mình như thế nào?. Là con người, không ai trên thế gian này là hoàn hảo, toàn diện tất cả. Ai cũng có những sai lầm riêng, đó là điều thông thường nhất của con người. Thế nhưng, điều quan trọng ...
Gợi ý
I. Mở bài
– Sai lầm là điều thông thường của con người.
– Vấn đề là ở chỗ có biết tự sửa sai lầm ấy hay không.
– “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình
II. Thân bài
1. Tại sao
– Xã hội nào cũng mong ước sự giàu mạnh, hạnh phúc. Mong ước ấy cc được là nhờ sự góp công của mỗi cá nhân.
– Người nào cũng biết tự sửa mình để có kiến thức khoa học, giữ bản chất truyền thống, những đức tính tốt của dân tộc.
– Liên hệ đến nhiều gương sáng trong xã hội xưa và nay để chứng minh lợi ích của việc tự sửa mình như thầy Mạnh Tử…
2. Cái hại lớn
– Không chịu sửa mình tức là chấp nhận sự xâm nhập của những thói hư tật xấu để rồi nó trở thành ông chủ khó tính sai khiến mình.
– Học sinh lười biếng, không học bài, làm bài mà vẫn không chịu sửa mình. Nếu được thi đỗ, người ấy sẽ gây tác hại gì cho xã hội?
– Xã hội không thiếu những tác hại to lớn do việc không chịu sửa mình của những vị vua chăm dân trị nước như vua Lê Long Đĩnh, triều Nguyễn đã dẫn đến tình trạng mất nước.
3. Tự sửa mình như thế nào?
– Quan sát những người xung quanh để rút kinh nghiệm.
– Tìm đọc những tấm gương đạo đức.
– Nghe lời phê bình, đóng góp ý kiến của những người xung quanh.
– Chấp hành tốt kỉ luật, pháp luật.
– Tránh xa những người xấu, việc xấu không chịu sửa mình.
III. Kết bài
– Tự sửa mình là hành động thiết thực để giúp mỗi con người hoàn thiện mình về mọi mặt.
– “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”.
Bài làm
Là con người, không ai trên thế gian này là hoàn hảo, toàn diện tất cả. Ai cũng có những sai lầm riêng, đó là điều thông thường nhất của con người. Thế nhưng, điều quan trọng khiến một con người nổi bật lên giữa những điều thông thường ây chính là sự tự giác phát hiện ra những sai lầm ấy và tự biết sửa mình. Có như vậy thì họ mới có thể đi đến con đường thành công một cách vinh quang nhất, chính đáng nhất. Nói về điều này, người xưa có câu: “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”.
Chỉ với một câu nói ngắn ngủi thôi nhưng người xưa đã để lại cho ta một bài học kinh nghiệm, một bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa thêm con đường vươn tới thành công của mỗi người.
Điều có hại trong cuộc sống xung quanh ta thì muôn vàn, từ những điều nhỏ nhặt như: nói dối, nói xấu, lười biếng, lề mề… dần dần trở thành thói quen xấu ngấm dần vào nhân cách mỗi người, làm cho tâm hồn ta trở nên vẩn đục, tầm thường thậm chí trở nên hèn hạ, xấu xa. Nguyên do chính dần đến tình trạng ấy là bởi họ không biết tự sửa mình. Ngay từ thuở nhỏ hay từ khi hình thành sai lầm ấy, ta phải có lí trí sáng suốt nhận ra sai lầm, hiểu được tác hại của nó và quan trọng phải biết sửa sai lầm do mình gây ra. Sự : 3 chấp, bảo thủ là con đường ngắn nhất đưa người ta đến ngõ cụt.
Không chịu sửa mình tức là nhượng bộ, chấp nhận những thói hư tật xấu à dần dần, từ một người khách qua đường, nó trở thành “ông chủ khó tính” sai khiến, điều khiển hành động của con người, dẫn con người đến những ” hành động lầm lạc, thậm chí là đi vào vòng xoáy của tội lỗi. Thói hư tật xấu thâm nhập vào con người từ buổi ban sơ, từ những thói nhỏ, được tái phạm nhiều lần như: nói dối, nội xấu… thì khi ta càng lớn, thói xấu đó cũng sẽ tăng lên theo mức độ, trở thành thói quen xấu không dễ gì từ bỏ của con người. Như một em bé lúc nhỏ đâu ý thức được tác hại của nói dối, nói xấu. Chỉ vì r.hửng lí do đơn giản như: làm bài điểm kém, đánh bạn, làm mất sách vở mà phải về nhà nói dối bô’ mẹ. Nếu như các bậc cha mẹ không kịp thời phát hiện ra sửa chữa thì các em sẽ tạo cho mình cảm giác an toàn, không bị la mắng khi nói dối. Lâu dần, các em sẽ tiếp tục nói dối để giấu bố mẹ nhiều chuyện vả nó sẽ trở thành thói quen xấu cho các em. Vì vậy vai trò của bố mẹ trong việc phát hiện và sửa chữa những tật xấu từ khi mới hình thành là rất quan trọng. Đó là thuở nhỏ, còn khi lớn lên, mỗi lứa tuổi, mỗi thời kì đều có những sai lầm riêng, không ai tránh khỏi. Trong nhà trường, nhiều bạn học sinh luôn tỏ thái độ lười biếng trong học tập như: không chịu làm bài tập về nhà, không chịu học bài rồi đến giờ kiểm tra lại quay cóp bài bạn. May mắn lại thi đỗ nhờ bạn cho xem bài thì những con người ấy sau này sẽ như thế nào? Sẽ làm công việc gì giúp ích cho đất nước khi mà tấm bằng có được nhờ may mắn. Tất nhiên, những con người như vậy sẽ dần dần bị xã hội đào thải trong quá trình sàng lọc nhân lực của họ. Hậu quả to lớn này là do thuở học sinh không biết tự sửa mình. Biết là mình lười biếng, điểm kiểm tra là của bạn mà vẫn cố chấp giữ mãi một tật xấu, không chịu tự sửa mình, không chịu cô’ gắng học tập để cuối cùng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Không riêng gì chúng ta ngày nay, ngày trước, cũng có không ít những vị vua mất nước, mất nhà chỉ vì không chịu sửa mình. Lê Long Đĩnh từ khi lên ngôi, suốt ngày ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến cuộc sống của dân tình, bao nhiêu của cải của dân đều bị bọn vua quan vơ vét để phục vụ cho “sự nghiệp ăn chơi” của mình, làm cho bá tánh trăm họ phải rơi vào cảnh lầm than. Thời ấy gian thần không ít nhưng cũng đâu phải không có những vị quan thanh liêm, những người đã nhiều lần khuyên can vua. Nhưng Lê Long Đình với sự cố chấp, bảo thủ, không chịu sửa chữa những lầm lạc trong lối sống và trị dần, hậu quả là bị nhà Lí cướp ngôi. Rồi đến nhà Nguyễn thi hành chính sách bế quan toả cảng, làm cho dân ta bị cô lập với các nước phương Tây tiến bộ, quân sự lạc hậu, kinh tế kém phát triển. Các vị quan như Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản sau khi đi sứ, biết được tình hình phát triển của các nước phương Tây liền dâng lên các bản điều trần xin cải cách, duy tân đất nước nhưng triều Nguyễn vẫn không chịu sửa đổi. Kết cục là nước ta rơi vào tay bọn thực dân Pháp.
Như vậy tác hại, hậu quả của việc không chịu tự sửa mình là không thể lường trước. Từ một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến những sai lầm tiếp theo lớn hơn, trầm trọng hơn, đôi khi nhấn chìm người ta trong hô’ sâu của tội lỗi. Một người không biết tự sửa mình cũng đồng nghĩa với sự tha hoá dần dần trong nhân cách và cuối cùng là sự đánh mất chính mình. Sai lầm là do ta tự tạo ra và chính ta phải tự sửa sai lầm đó thì mới giúp ta tự tin hơn trên con đường xây dựng tương lai cho riêng mình. Có như thế mới làm cho xã hội tốt đẹp hơn, giàu mạnh hơn, thanh bình hơn. Đó là nhờ sự góp công của mỗi cá nhân. Hơn nữa, mỗi con người không chỉ sửa mình để xã hội phát triển mà còn giúp ta hình thành nhân cách đẹp, lối sống đẹp và từ đó trở thành con người đẹp. Mỗi con người tự sửa mình để cùng học tập, cũng trưởng thành hơn trong nhận thức và suy nghĩ; tự sửa mình để sống cần kiệm nhưng không keo kiệt; tự sửa mình để có cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn.
“Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”. Tự sửa mình mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người nhưng phải sửa mình như thế nào cho đúng cách để trở thành người tốt? Điều này cũng không quá khó khăn đối với những người có lí trí sáng suốt, nhận ra cái đúng, cái sai, cái nào có ích, có hại một cách kịp thời. Nhưng thực tế thì không dễ dàng như vậy, người ta thường thấy rất rõ những khuyết điểm, sai lầm của người khác nhưng có mấy ai tự nhận thức được toàn bộ những khuyết điểm của mình, những sai lầm của mình. Chính vì vậy, tự sửa mình không đơn giản chỉ dựa vào lí trí của bản thân mà còn cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để nhìn nhận một cách đúng đắn những phần lệch lạc của bản thân. Để tự sửa mình, trước hết mỗi người phải tự lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác đồng thời cũng phải biết chọn lọc, nhìn nhận mức độ đúng đắn của những ý kiến ấy để tự hoàn thiện mình theo cách tốt nhất có thể. Tự sửa mình cũng cần đến sự quan sát tỉ mỉ, để ý đến từng hành động, cử chỉ của những người xung quanh. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ chuyện ăn, ngủ, học hành đến việc giao lưu tiếp xúc bên ngoài xã hội, ta cần phải biết suy nghĩ thận trọng từng lời nói, hành động trước khi thực hiện, phải biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó của bản thân cũng như của người khác. Tìm đọc những tấm gương đạo đức đã từng sai lầm, đã sửa chữa và đã thành công cũng là một phương pháp tốt để tự sửa mình. Chẳng hạn như thầy Mạnh Tử tự bỏ học để về nhà, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải bèn cắt ra làm đôi. Mạnh Tử hỏi: “Tại sao mẹ lại làm thế?’’, mẹ Mạnh Tử trả lời: “Khúc vải này bị cắt làm đôi đã trở thành vô dụng. Con đi học bỏ nửa chừng chạy về nhà chơi thì có khác nào khúc vải này đâu!’’. Thầy Mạnh Từ hiểu, học siêng năng và đã trở thành tấm gương học tập cho các thế hệ sau. Những tấm gương đạo đức sáng ngời nhân cách như vậy đáng để ta noi theo và phát huy tốt truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Tự sửa mình còn là biết chấp hành tốt kỉ luật, kỉ cương của Nhà nước, từ bỏ những thói xấu, trái pháp luật như: trộm cắp, ma tuý, mại dâm… để định hướng cho mình phát triển theo đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đi đôi với việc tự sửa mình đó, bản thân mỗi người cần tránh xa những thói hư tật xấu hay những con người xấu, không để nó ảnh hưởng, xâm nhập vào mình như ông bà ta đã từng dạy “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Tự sửa mình là hành động thiết thực nhất để giúp mỗi con người hoàn thiện hơn về nhiều mặt. Bởi ai cũng có những sai lầm dù là lớn hay nhỏ, sai lầm là điều thông thường nhâ’t của con người. Nhưng nếu ta không biết tự sửa mình thì nó sẽ trở thành cái hại lớn làm huỷ hoại, đánh mất đi phần tốt đẹp nhất của con người. Thật đúng với câu nói: “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”.