Khôi phục khả năng đi lại của chuột bị liệt
Một liệu pháp kết hợp giữa thuốc, xung điện và luyện tập thường xuyên có thể khiến những con chuột bị liệt đi lại được và thậm chí là chạy nhảy hết khả năng bình thường vốn có. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng khả năng đi lại của chuột bị liệt không cần thiết phải có sự tái tạo của các dây ...
Một liệu pháp kết hợp giữa thuốc, xung điện và luyện tập thường xuyên có thể khiến những con chuột bị liệt đi lại được và thậm chí là chạy nhảy hết khả năng bình thường vốn có.
Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng khả năng đi lại của chuột bị liệt không cần thiết phải có sự tái tạo của các dây thần kinh đã tổn thương nghiêm trọng. Do chuột có nhiều đặc điểm giống người nên nghiên cứu này có ngụ ý nhắc đến sự phục hồi của con người sao chấn thương tuỷ sống.
Nhà nghiên cứu Reggie Edgerton, giáo sư thần kinh học và khoa học sinh lý tại Đại học Carlifornia cho biết “Không cần tín hiệu đầu vào từ não bộ, chỉ riêng tuỷ sống cũng có hệ thống dây thần kinh có thể điều chỉnh hoạt động một cách nhịp nhàng, khiến cho cơ ở chân sau vận động được, giống như cử động đi lại. Chúng tôi gọi đó là “đi cà nhắc”". Tham gia công trình này còn có các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Zurich.
Kết quả nghiên cứu này được xuất bản ngày 20.9.2009 trên trang điện tử của tờ Nature Neuroscience.
Ông cũng thêm rằng “Các nghiên cứu trước đây đã cố gắng đưa hệ thống thần kinh này vào việc giúp đỡ các nạn nhân tổn thương tuỷ sống. Ở những bệnh nhân bị tê liệt hoàn toàn tuỷ, cử động ở chân của họ rất yếu. Họ không thể mang vác trọng lượng tối đa mà bình thường cơ thể có được, đồng thời họ vẫn phải đi cà nhắc như kiểu chúng tôi đã nhắc đến trên đây.”
(Ảnh : fangybunny.files.wordpress.com) |
Nhóm của Edgerton thí nghiệm trên những con chuột bị tổn thương tuỷ sống hoàn toàn và không có khả năng tự vận động chân sau. Sau khi đặt vật nặng lên chúng, các nhà khoa học điều chỉnh thuốc tác động lên hợp chất dẫn truyền thần kinh và sử dụng xung điện cường độ thấp lên tuỷ sống dưới điểm chấn thương.
Luyện tập hàng ngày trong suốt vài tuần giúp chuột lấy lại được khả năng đi lại tốt nhất, bao gồm đi giật lùi, rẽ hai bên và chạy. Tuy nhiên, chấn thương vẫn cản trở sự liên lạc giữa não bộ và hệ thống thần kinh tuỷ sống điều khiển việc đi lại, khiến cho lũ chuột không thể đi theo ý riêng của chúng.
Tuy nhiên, các thiết bị thần kinh nhân tạo có thể phần nào giúp con người phục hồi từ tổn thương tủy sống. Vì vậy, việc kích hoạt hệ thống thần kinh tuỷ sống như cách mà nhóm nghiên cứu của Đại học Carlifornia đã làm có thể hữu ích trong việc phục hồi sau chấn thương tuỷ.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Christopher-Dana Reeve, Quỹ Craig Nielsen, Viện nghiên cứu đột quỵ và thần kinh học quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ nghiên cứu và phát triển dân sự, Quỹ bại liệt quốc tế, Qũy khoa học quốc gia Thuỵ Sỹ và Quỹ tài trợ nghiên cứu cơ bản Nga.