Khoa học đã chứng minh: Cặp đôi nào càng hay cãi nhau lại càng hạnh phúc?
Bạn có biết, gần đây, các nhà khoa học đến từ Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu những cặp đôi đã kết hôn để xác định xem việc hay tranh cãi ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ. Kết quả cho thấy 44% người trả lời cho biết tranh cãi đóng góp một phần quan trọng trong hạnh phúc hôn nhân. Họ nói rằng ...
Bạn có biết, gần đây, các nhà khoa học đến từ Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu những cặp đôi đã kết hôn để xác định xem việc hay tranh cãi ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ.
Kết quả cho thấy 44% người trả lời cho biết tranh cãi đóng góp một phần quan trọng trong hạnh phúc hôn nhân. Họ nói rằng tranh luận nhiều hơn một lần một tuần sẽ giúp cho sự giao tiếp cởi mở hơn giữa hai người.
Không những thế, một nghiên cứu khác kéo dài 14 năm cũng đã đưa ra kết luận các cặp đôi tranh cãi thường xuyên (nhưng theo cách thức hòa bình) cũng không thể tách rời nhau.
Tranh luận nhiều hơn một lần một tuần sẽ giúp cho sự giao tiếp cởi mở hơn giữa hai người.
Nghiên cứu này được thực hiện đối với 79 cặp vợ chồng trên toàn vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Theo FamilyShare, điểm chung giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc là thường xuyên dành thời gian để tranh luận về những chủ đề phổ biến trong cuộc sống, nói chuyện cởi mở và góp ý chân thành.
Tuy nhiên, 2 khái niệm tranh luận và tranh cãi không hề giống nhau chút nào
Tranh luận là đưa ra những lý lẽ để thuyết phục đối phương, theo một chiều hướng tích cực và lành mạnh, thể hiện cảm xúc ở mức độ chia sẻ. Trong khi đó, tranh cãi là việc làm mang xu hướng tiêu cực nhiều hơn, khi người nói không có kẻ nghe và một trong hai luôn thích "nhảy bổ" vào miệng người khác.
Trên thực tế, kẻ thù giết chết các mối quan hệ nhanh nhất chính là việc che giấu cảm xúc và chỉ im lặng cho qua. Khi cảm xúc bị che giấu, nó giống như một quả bom chỉ đợi ngày phát nổ. Thậm chí, nếu cảm xúc bị dồn nén quá lâu, nó sẽ biến thành sự oán hận. Còn việc bạn thường xuyên tranh luận sẽ đem đến cho mối quan hệ của bạn có sự thay đổi cảm xúc, giúp cho hai bên hiểu nhau hơn và nhờ đó, tình yêu càng bền vững.
Thường xuyên tranh luận giúp cho hai bên hiểu nhau hơn và nhờ đó, tình yêu càng bền vững.
Sandy Burris - người đã lập gia đình gần 60 năm, cho biết: "Chúng tôi tranh luận trong toàn bộ thời gian khi có thể. Bởi sẽ tồn tại rất nhiều điều chúng ta không đồng ý hoặc không vừa lòng. Nếu chúng ta luôn dễ dàng đồng ý hoặc cho qua, mối quan hệ đó sẽ cực kỳ nhàm chán".
Theo Giáo sư William Doherty đến từ khoa xã hội học gia đình, thuộc Đại học Minnesota, những tranh cãi trong gia đình cũng có tác động tích cực đến việc giáo dục con cái. “Nếu như lũ trẻ không bao giờ nhìn thấy bố mẹ tranh cãi, chúng sẽ nghĩ rằng cuộc hôn nhân đó thật giả tạo.
Nhưng nếu tranh cãi ở mức độ gay gắt, miệt thị, chửi bới và thậm chí là đánh nhau, điều này cũng tác động xấu đến tâm lý của trẻ. Những cuộc tranh luận vui vẻ trên cơ sở hòa bình và thiện chí sẽ giúp trẻ cảm nhận được hạnh phúc và phát triển tư duy”.
Vậy cơ sở khoa học nào để khẳng định các cặp hay cãi nhau thường sống hạnh phúc hơn?
Nếu bạn thường xuyên tranh luận cùng nửa kia của mình, cả hai bạn đều sẽ nhận được ba lợi ích bất ngờ:
- Thứ nhất, bạn sẽ không phải giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực quá lâu.
- Thứ hai, việc thường xuyên tranh luận thể hiện vai trò cả hai bạn là bình đẳng trong mối quan hệ, khi đối mặt với vấn đề và nổ ra tranh cãi, mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình và sẽ phân tích cho đối phương hiểu.
- Thứ ba, tranh luận sẽ giúp nhau cùng phát triển, nhìn nhận ra điểm yếu của bản thân và vượt qua được các thách thức một cách dễ dàng hơn.
Bạn sẽ cần phải thực tập kỹ năng lắng nghe để có thể thấu hiểu hơn đối tác của mình.
Do vậy, nếu bạn muốn có một mối quan hệ lành mạnh, bạn không nên né tránh các cuộc tranh luận. Nhưng cũng không phải vì thế mà bạn chạy về nhà gây sự với "nửa kia" của mình ngay lập tức sau khi đọc xong bài viết này.
Hãy nhớ lấy một điều quan trọng rằng, tranh luận không phải là một cuộc chiến để đối đầu, mà đơn giản là một cách để hai người vốn ở thế đối đầu có thể cùng nhìn về một hướng, và đứng chung trên một chiến tuyến. Bạn sẽ cần phải thực tập kỹ năng lắng nghe để có thể thấu hiểu hơn đối tác của mình.
Các cặp đôi, xin hãy nhớ, cãi nhau trong hòa bình và trên tinh thần tiếp thu!