Khẩu phần ăn cho bò sữa
Cấu trúc khẩu phần ăn Khẩu phần ăn là tổ hợp các loại thức ăn cho con vật ăn trong ngày để thoả mãn nhu cầu về các chất dinh dưỡng. Khẩu phần thức ăn của bò sữa nên chia thành hai phần: khẩu phần cơ sở và thức ăn bổ sung. Để tận dụng lợi thế sinh học của bò, khẩu phần cơ sở nên bao gồm tối đa các ...
Cấu trúc khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn là tổ hợp các loại thức ăn cho con vật ăn trong ngày để thoả mãn nhu cầu về các chất dinh dưỡng. Khẩu phần thức ăn của bò sữa nên chia thành hai phần: khẩu phần cơ sở và thức ăn bổ sung. Để tận dụng lợi thế sinh học của bò, khẩu phần cơ sở nên bao gồm tối đa các loại thức ăn thô xanh sẵn có, kể cả các phụ phẩm rẻ tiền. Khẩu phần cơ sở thường thoả mãn được các nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu duy trì, khẩu phần cơ sở còn có thể có dư dinh dưỡng để đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất. Mức dư này phụ thuộc vào thành phần và chất lượng các loại thức ăn trong khẩu phần cơ sở. Tuy nhiên, khẩu phần cơ sở (thức ăn xơ thô) thường không cân đối dinh dưỡng và không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò cao sản. Khi đó cần phải có thêm các thức ăn bổ sung để cân đối dinh dưỡng và đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho con vật.
Khẩu phần ăn của bò sữa phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Có chứa đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn ăn hay mức ăn.
– Khối lượng và dung tích phải phù hợp với dung tích bộ máy tiêu hoá: nhỏ quá con vật ăn không no, nhiều quá ăn không hết.
– Cấu trúc khẩu phần phải phù hợp với trạng thái sinh lý của con vật, đặc biệt chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn của chu kỳ sữa.
– Khẩu phần phải ngon để gia súc ăn được hết.
– Tận dụng được các thức ăn sẵn có và thuận lợi cho việc tổ chức chăn nuôi.
– Khẩu phần phải rẻ tiền để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Phương pháp xây dựng khẩu phần
Trước khi xây dựng khẩu phần phải nắm được các nguồn thông tin sau:
– Số liệu về nhu cầu dinh dưỡng của bò sữa.
– Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dự kiến sẽ sử dụng.
– Khả năng thu nhận và giới hạn sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong khẩu phần.
– Nguồn, số lượng sẵn có và giá cả các loại thức ăn dự kiến đưa vào khẩu phần.
Phương pháp tính toán khẩu phần ăn cho bò sữa theo hệ thống UFL/PDI gồm các bước như sau:
– Tính nhu cầu năng lượng (UFL) và protein (PDI) cho duy trì, sinh trưởng và mang thai (nếu có). Chưa tính nhu cầu cho sản xuất sữa.
– Tính giá trị năng lượng (UFL) và protein (PDIN và PDIE) của khẩu phần thức ăn thô cơ sở. Khẩu phần cơ sở này được xây dựng dựa vào các nguồn thức ăn thô hiện có và khả năng thu nhận thực tế của bò.
– Tính phần năng lượng (UFL) và protein (PDIN và PDIE) còn lại của khẩu phần thức ăn thô cơ sở sau khi đã trừ đi nhu cầu duy trì…
– Bổ sung khẩu phần cơ sở bằng một (hoặc vài) loại thức ăn giàu năng lượng hoặc protein (tuỳ trường hợp) để cân bằng năng lượng và protein và cố gắng đạt được PDIE=PDIN. Khẩu phần cơ sở đã điều chỉnh này sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng và protein cho duy trì và nhu cầu cho một mức sản xuất nhất định (thấp).
– Kiểm tra các loại khoáng có được trong khẩu phần cơ sở đã điều chỉnh. Thông thường khẩu phần cơ sở không đáp ứng đủ nhu cầu các loại khoáng, đặc biệt là Ca và P. Do vậy, cần sử dụng các loại thức ăn bổ sung khoáng để cần bằng tiếp khẩu phần cơ sở.
– Thiết kế thức ăn hỗn hợp bổ sung cho nhu cầu sản xuất và tính toán số lượng thức ãn bổ sung để đáp ứng mức sản xuất vượt trên mức mà khẩu phần thức ãn cơ sở (đã điều chỉnh) cho phép.
Chú ý:
– Để biết được giá trị protein (PDI) của một khẩu phần, trước hết cần tính tổng số lượng PDIN (tổng này bằng giá trị PDIN của từng loại thức ãn sử dụng trong khẩu phần). Sau đó tính tổng PDIE của khẩu phần theo cách tương tự (không lấy tổng của PDIN và PDIE). Cuối cùng giá trị thấp nhất của tổng PDIN hoặc PDIE của khẩu phần chính ỉà số lượng protein tiêu hoá ở ruột (PDI) của khẩu phần đó. Để xây dựng được một một khẩu phần hợp lý (cân đối N và nãng lượng cho vsv dạ cỏ tăng sinh và hoạt động tối đa) người ta phải phối hợp các loại thức ăn sao cho PDIN = PDIE (tính cho toàn khẩu phần) bằng cách phối hợp những thức ăn có các giá trị PDIN và PDIE khác nhau.
– Khi xây dựng khẩu phần điêu cốt yếu là làm cho con vật ăn được càng nhiều thức ăn thố càng tốt và giảm thấp nhất lượng thức ăn tinh phải cho ăn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng. Để xây dựng được các khẩu phần cơ sở là thức ăn thô mà gia súc có khả năng ăn hết, chúng ta cần biết được lượng thức ăn thô thực tế bò có thể ăn được trong điều kiện cho ăn tự do.Tuy nhiên, lượng thu nhận tự do này chịu ảnh hưởng của lượng thức ăn bổ sung. Bổ sung thức ăn có thể kích thích làm tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở (thường là khi bổ sung ít), nhưng cũng có thể làm giảm lượng thu nhận khẩu phần cơ sở (hiện tượng thay thế). Khả năng thu nhận thức ăn thô xanh (cho ăn tự do) phụ thuộc chất lượng cỏ
Chế độ cho ăn
Chế độ cho ăn là thời gian và số lần cho ăn trong ngày, sự phân chia thức ăn giữa các lần cho ăn, trình tự cung cấp thức ăn nước uống cho con vật.
Khi xây dựng chế độ cho ăn đối với bò sữa cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Cho bò ăn vào những thời gian cố định trong ngày để hình thành phản xạ có điều kiện ở con vật.
– Phân phối càng đồng đều thức ăn giữa các lần cho ăn càng tốt.
– Cho ăn nhiều loại thức ăn trong mỗi lần cho ăn để kích thích tiêu hoá và duy trì tính ngon miệng.
– Những thức ăn mới được đưa vào khẩu phần phải được tập ăn dần dần.
– Cho phép tổ chức tốt nhất lao động và các phương tiện sản xuất hiện có.