18/06/2018, 12:25

Khánh Hoà - Bảo Tàng Hải dương học

Trong quá trình tồn tại và phát triển, Bảo tàng Hải Dương đã khai triển toàn diện các mặt công tác, từng bước nâng cao nghiệp vụ, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy tốt nhất di sản lịch sử- văn hoá của dân tộc tại địa phương Sự nghiệp bảo tàng Việt Nam ra đời chậm so với các nước Tây ...

Trong quá trình tồn tại và phát triển, Bảo tàng Hải Dương đã khai triển toàn diện các mặt công tác, từng bước nâng cao nghiệp vụ, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy tốt nhất di sản lịch sử- văn hoá của dân tộc tại địa phương Sự nghiệp bảo tàng Việt Nam ra đời chậm so với các nước Tây Âu, nhưng từ khi giải phóng miền Bắc đã có bước tiến vượt bậc, nhất là sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm 1927, xây dựng Bảo tàng Hải dương học tại thành phố Nha Trang

Sa bàn, hình ảnh và các mô hình sinh thái biển

Sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam”: biểu diễn độ sâu của đáy biển Mô hình “ Sinh cảnh một rạn san hô”: giới thiệu sự đa dạng sinh học trong một rạn Các bản đồ, hình ảnh giới thiệu nguồn lợi và tuyên truyền bảo vệ môi trưởng biển …

Bể nuôi sinh vật biển: 

Sinh vật biển màu sắc rực rỡ, đa dạng về hình thù, sống trong các rạn: San hô sừng dạng quạt, Hải quỳ, Cá khoang cổ, Sao biển màu xanh đỏ, Huệ biển, Cầu gai, Hải sâm, Tôm hùm, Cá bò Picasso, Cá mao tiên, Cá mặt quỷ, Cá thiên thần, Cá thia xanh biếc, Tôm bác sĩ …

Sinh vật trong bể nuôi ngoài trời

Cá Mao Tiên là loài cá đặc trưng vùng nhiệt đới, màu sắc nâu đỏ, vàng, hai vây trước xèo rộng như hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng trong suốt có chấm như chiếc quạt Nhật Bản. Đầu sù sì như đầu rồng, thân hình mềm mại như nàng tiên múa vũ khúc. 

Những con Sam sống thành đôi, có những lúc một con Sam cái dắt theo một đàn 5, 6 con Sam đực ở phía sau đuôi. Sam được xem là hóa thạch sống trên hành tinh chúng ta, loài này xuất hiện khoảng 400 triệu năm trước đây. 

Sinh vật sống trong các bể kính:

Sự cộng sinh được ví như “đôi bạn vàng” giữa các loài Hải Quỳ và Cá Khoang Cổ (Amphiprion spp.). Hải Quỳ với xúc tu có chứa các túi thích ti bào rất độc có thể làm tê liệt kẻ thù của nó, tuy nhiên chỉ một loài sinh vật biển duy nhất có khả năng chống lại độc tố của Hải Quỳ đó là Cá Khoang Cổ, chúng sống trong các xúc tu của Hải Quỳ. Bù lại cho người bạn đã che chở mình, Cá Khoang Cổ thường mang về cho bạn mình những thức ăn ngon.

Các loài cá màu sắc sặc sỡ thuộc họ cá Bướm (Chaetodontidae), cá Kẽm Bông (Plectorhynchus chaetodonoides) Cá Kẽm Sọc (P. gaterinoides), Cá Chim Cờ (Heniochus acuminatus), Cá Bàn Chài (Labridae), Cá Bò Picasso (Rhinecanthus aculeatus), Cá Bò Đuôi Gai (Acanthurus spp., Naso spp.)

Bảo tàng đa dạng sinh học:

Nơi đây lưu trữ, trưng bày 20.000 mẫu vật từ các chuyến khảo sát trong vùng Biển Đông và một số vùng biển lân cận với mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học của các sinh vật biển. Các mẫu vật được xếp theo phát triển, tiến hóa về sinh học.

Các mẫu vật lớn . Bộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (Bộ xương được khai quật tại Tỉnh Nam Hà năm 1994)

Bộ xương nàng tiên cá (Dugong dugon) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng. Trước năm 1965, Có thấy Dugong ở một số nơi trên vùng biển phía nam Việt Nam, từ năm 1965 đến 1995 không có thông tin gì về loài này, vào cuối năm 1996 , một nhóm gồn khoảng từ 8 - 12 con xuất hiện ở vùng biển Côn Đảo - Việt Nam.

Các mẫu cá lớn: Cá Mặt trăng, Cá Nạng Hải (cá Manta) 

Các mẫu vật nhỏ:

 

 Các loài rùa biển ở Việt Nam như Đồi Mồi, Vích, Tráng Bông.

Những con Chim Yến trong chiếc tổ làm từ nước dãi của nó trên các vách đá treo leo giữa biển.

Bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999, loài này có độc tố rất độc có thể gây chết người nếu bị cắn.

Các mẫu vật Hải cẩu, Cá tầm Trung Hoa, Cua vua ở các vùng biển lân cận Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự phong phú cho Bảo tàng Hải Dương Học Việt Nam.

Các bộ mẫu San hô, Thực vật biển, Thân mềm.

Những loài cá lớn như Cá Mập Vây Đen, Cá Nhám Beo, Cá Đuối luôn cuốn hút mọi người bởi sự năng động và nhanh nhẹn. Cá Mập được xem như hung thần của biển bởi hàm răng sắn nhọn như những chiếc bẫy.
Bể nuôi sinh vật biển: 

Sinh vật biển màu sắc rực rỡ, đa dạng về hình thù, sống trong các rạn: San hô sừng dạng quạt, Hải quỳ, Cá khoang cổ, Sao

 

biển màu xanh đỏ, Huệ biển, Cầu gai, Hải sâm, Tôm hùm, Cá bò Picasso, Cá mao tiên, Cá mặt quỷ, Cá thiên thần, Cá thia xanh biếc, Tôm bác sĩ

Sa bàn, hình ảnh và các mô hình sinh thái biển

Sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam”: biểu diễn độ sâu của đáy biển Mô hình “ Sinh cảnh một rạn san hô”: giới thiệu sự đa dạng sinh học trong một rạn Các bản đồ, hình ảnh giới thiệu nguồn lợi và tuyên truyền bảo vệ môi trưởng biển …

   Bể nuôi sinh vật biển: 

 

Sinh vật biển màu sắc rực rỡ, đa dạng về hình thù, sống trong các rạn: San hô sừng dạng quạt, Hải quỳ, Cá khoang cổ, Sao

biển màu xanh đỏ, Huệ biển, Cầu gai, Hải sâm, Tôm hùm, Cá bò Picasso, Cá mao tiên, Cá mặt quỷ, Cá thiên thần, Cá thia xanh biếc, Tôm bác sĩ …

 

Sinh vật trong bể nuôi ngoài trời

 
Cá Mao Tiên là loài cá đặc trưng vùng nhiệt đới, màu sắc nâu đỏ, vàng, hai vây trước xèo rộng như hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng trong suốt có chấm như chiếc quạt Nhật Bản. Đầu sù sì như đầu rồng, thân hình mềm mại như nàng tiên múa vũ khúc. 

Những con Sam sống thành đôi, có những lúc một con Sam cái dắt theo một đàn 5, 6 con Sam đực ở phía sau đuôi. Sam được xem là hóa thạch sống trên hành tinh chúng ta, loài này xuất hiện khoảng 400 triệu năm trước đây. 

 

Sinh vật sống trong các bể kính:

Sự cộng sinh được ví như “đôi bạn vàng” giữa các loài Hải Quỳ và Cá Khoang Cổ (Amphiprion spp.). Hải Quỳ với xúc tu có chứa các túi thích ti bào rất độc có thể làm tê liệt kẻ thù của nó, tuy nhiên chỉ một loài sinh vật biển duy nhất có khả năng chống lại độc tố của Hải Quỳ đó là Cá Khoang Cổ, chúng sống trong các xúc tu của Hải Quỳ. Bù lại cho người bạn đã che chở mình, Cá Khoang Cổ thường mang về cho bạn mình những thức ăn ngon.

 
Các loài cá màu sắc sặc sỡ thuộc họ cá Bướm (Chaetodontidae), cá Kẽm Bông (Plectorhynchus chaetodonoides) Cá Kẽm Sọc (P. gaterinoides), Cá Chim Cờ (Heniochus acuminatus), Cá Bàn Chài (Labridae), Cá Bò Picasso (Rhinecanthus aculeatus), Cá Bò Đuôi Gai (Acanthurus spp., Naso spp.).

Các loài cá quý hiếm thuộc họ Cá Chim Xanh như Cá Hoàng Đế (Pomacanthus imperator), Cá Hoàng Hậu (P. annularis), Cá Bò Bông Bi (Balistoide conspicillum), Cá Chình Thiên Long (Rhinomuraena quaesita) …

Các loài cá Ngựa (Hippocampus spp.), Cá Thia, Cá Mú, Cá Trình với các màu sắc rực rỡ sống trong các hốc san hô.

Hải Quỳ Ống, Sao biển, Cầu gai, Hải sâm, Rắn biển, Huệ biển, Rùa tiêu biểu cho cuộc sống trầm lặng của biển.

Bảo tàng đa dạng sinh học:

Nơi đây lưu trữ, trưng bày 20.000 mẫu vật từ các chuyến khảo sát trong vùng Biển Đông và một số vùng biển lân cận với mục đích bảo vệ sự đa dạng sinh học của các sinh vật biển. Các mẫu vật được xếp theo phát triển, tiến hóa về sinh học.

 
Các mẫu vật lớn :

Bộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (Bộ xương được khai quật tại Tỉnh Nam Hà năm 1994)

Bộ xương nàng tiên cá (Dugong dugon) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng. Trước năm 1965, Có thấy Dugong ở một số nơi trên vùng biển phía nam Việt Nam, từ năm 1965 đến 1995 không có thông tin gì về loài này, vào cuối năm 1996 , một nhóm gồn khoảng từ 8 - 12 con xuất hiện ở vùng biển Côn Đảo - Việt Nam.

 

Các mẫu cá lớn: Cá Mặt trăng, Cá Nạng Hải (cá Manta) 

 

Các mẫu vật nhỏ:

Những con Chim Yến trong chiếc tổ làm từ nước dãi của nó trên các vách đá treo leo giữa biển.

Bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999, loài này có độc tố rất độc có thể gây chết người nếu bị cắn.

 

 

 
Các mẫu vật Hải cẩu, Cá tầm Trung Hoa, Cua vua ở các vùng biển lân cận Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự phong phú cho Bảo tàng Hải Dương Học Việt Nam.

Các bộ mẫu San hô, Thực vật biển, Thân mềm.

(Cinet)

0