03/06/2017, 22:35
Kể về một chuyến đi tham quan di tích lịch sử (Bài 2)
Không chỉ nổi tiếng với những bài ca quan họ mượt mà, đầm ấm, Bắc Ninh còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc biệt lủ các công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử - văn hóa tiêu biểu như đền Đô. Đền Đô có nhiều tên gọi như cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, thuộc địa phận hương Cò Pháp, ...
Không chỉ nổi tiếng với những bài ca quan họ mượt mà, đầm ấm, Bắc Ninh còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc biệt lủ các công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử - văn hóa tiêu biểu như đền Đô.
Đền Đô có nhiều tên gọi như cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, thuộc địa phận hương Cò Pháp, châu cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI (năm 1030), trên khu đất phía đông nam hương Cồ Pháp, châu Cồ Pháp (làng Đình Bảng). Theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh khu đất này là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thố 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua. Đền được dựng trên nền đất. Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), vua đã dừng thuyền rồng để thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và chọn đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn để làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (năm 1028), vua Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha. Ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn nơi này làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự của các vị vua nhà Lý.
Đến đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (năm 1605), đã cho xây dựng lại đền Đô ngay trên đất tôn miếu cũ và cho khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý. Vào thời kỳ thuộc Pháp, đặc biệt là vào năm 1952, đền Đô bị phá hủy hoàn toàn bởi bom đạn. Mãi cho đến năm 1989, đền Đô được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc vẫn còn lưu lại thông qua các tài liệu lưu trữ và các bản phác họa.
Đền Đô rộng 31,250m2, với trên 20 hạng mục công trình, chia thành hai khu vực: nội và ngoại thất. Khu vực nội thất có kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, có tường gạch bao quanh cao 13m, rộng 13m, hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất. Trung tâm của đền Đô là khu chính diện trang nghiêm, với các nét chạm khắc tinh xảo, tại đây có điện thờ vua Lý Thải Tổ quanh năm nghi ngút khói hương. Trên tường, phía bên trái điện thờ là “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải là bài thơ nỗi tiếng của tướng Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà”. Phía sau chính điện là hậu cung, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Trong nội thất còn có nhà chuyển bồng, nhà tiền tế, nhà kiệu, nhà để ngựa thờ... Đặc biệt, phía Đông còn có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp điện tạo bi” (bia đền cồ Pháp).
Khu ngoại thất dền đô gồm đền vuông, kiến trúc chồng diềm & mái đao cong vút, nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua bà (thờ Lý Chiêu Hoàng), còn gọi là đền Rồng). Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chi và vỏ chi. Trước đây, nhà thủy đình đền Đô xưa được Ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng bởi vẻ đẹp mang phong cách kiến trúc đặc trưng và ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
Hàng năm, vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15-3 năm Canh Tuất - 1010), lễ hội đền Đô lại được long trọng tổ chức, với 8 cỗ kiệu ngựa rước linh hài của 8 vị vua triều Lý từ chùa Ứng Tâm về đền Đô. Sau đó là nghi thức dâng hương và làm đại lễ đăng quang và những hoạt động lễ hội sôi nỗi của dân trong làng cũng như du khách thập phương. Trong không khí chuẩn bị kỷ niệm “1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, lễ hội và di tích văn hóa đền Đô là tâm điểm thu hút du khách tham quan, tìm về các giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc.