Kể vể một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc, Trong đời có bao nhiêu chuyến đi để chúng ta nhớ, để lại trong chúng ta...
Nghị luận xã hội lớp 12 – Kể vể một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc. Trong đời có bao nhiêu chuyến đi để chúng ta nhớ, để lại trong chúng ta những kỉ niệm khó quên. Bài làm Trong đời có bao nhiêu chuyến đi để chúng ta nhớ, để lại trong chúng ta những kỉ niệm khó quên. Kỉ ...
Bài làm
Trong đời có bao nhiêu chuyến đi để chúng ta nhớ, để lại trong chúng ta những kỉ niệm khó quên. Kỉ niệm về người thân, bạn bè, trường lớp, những chyến đi vui cũng có mà buồn cũng có. Trong bộn bề những kỉ niệm ây, có kỉ niệm, một chuyến đi tôi không thể nào quên. Đó là kỉ niệm về quê ngoại là lần về quê ăn tết cùng mẹ.
Tôi đã thiếp đi suốt quãng đường xe băng qua những con lộ lớn của thành phố lúc trời vẫn còn tối, và chợt tỉnh dậy khi một tia nắng nhỏ ấm áp của những ngày cuối năm hắt qua mặt mình. Tôi đưa tay dụi mắt nhìn bầu trời bừng sáng, những tia nắng đầu tiên của một ngày mới đang tỏa ra dịu dàng từ phía chân trời xanh trong. Giờ đây, hai bên đường cảnh vật của một vùng quê yên tĩnh đã hiện lên, sáng trong buổi bình minh. Lòng tôi lại trỗi dậy nỗi vui thích, háo hức rất lạ. Niềm vui được về lại quê ngoại sau bao nhiêu năm chưa về và háo hức đón Tết ờ quê lần đầu tiên. Đây là điều mà tôi chưa thể tưởng tưởng ra nó thú vị như thế nào. Tôi cứ mãi miên man trong dòng suy nghĩ về những ngày tết sắp tới cho đến khi xe đỗ lại trước con đường nhỏ hai bên cây lá xanh um tùm dẫn đến nhà của dì út tôi. Tôi khệ nệ cùng mẹ xách những giỏ đồ nặng chình chịch từ trên xe xuống. Toàn là những món quà Tết, nào là quần áo, hành mứt cô cậu tôi nhờ gửi về cho trẻ con nghèo trong làng vui mấy ngày Tết.
Tôi chưa bao giờ ăn Tết ở quê, chưa biết đến cái không khí Tết ở miền quê ra sao vì mười mấy năm nay, từ bé đến giờ tôi toàn đón tết ở thành phố. Hôm đã là hai mươi tám Tết, ở thành phố khu tôi ở, đến giờ này, người ta đã đua nhau mua sắm đồ đạc chuẩn bị cho Tết, không khí khắp nơi sôi động, ồn ào hẳn lên. Hầu như ai cũng trang hoàng lại nhà cửa, cũng có những nổi thịt kho ê hề, những xâu lạp xường lủng lẳng treo đỏ cả một góc bếp và đủ loại ranh mứt cùng bao nhiêu thức ăn ngon đặt đầy trong tủ lạnh. Nhưng ở vùng quê này, có nhiều gia đình vẫn chưa có một món đồ gì dành cho những ngày Tết cả. Đối với họ, Tết cũng hơn ngày thường một chút, chi cần một mâm ngũ quả cúng tổ tiên, ông bà để cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc và chút mứt tự làm dành để đãi khách tới thăm nhà và chúc Tết là đủ. Nếu nhà khá giả có thế mua vài cân thịt kho chấm củ kiệu nếu không thì cá mắm, dưa muối như lệ thường. Quê tôi vẫn còn nghèo, người dân quê ở đây vẫn bám ruộng vườn và vẫn rất hiền lành, chân chất. Họ sợ nếu ăn một cái Tết lớn thì phải làm quần quật cả năm mới đủ tiền trả món nợ ấy. Thế nên khi nhận được những bộ áo mới, bọn trẻ cứ sung sướng đòi mặc cá ngày, tụi nó nhìn ngắm những hộp mứt với vẻ thèm thuồng và mong đợi mau đến Tết để được ăn những loại bánh mứt mà chúng chưa từng nếm thử bao giờ.
Ngày mồng một Tết, phải đến gần chín giò, tôi mới thức dậy vì mây ngày qua lo phụ mẹ chuẩn bị nhà cửa đón Tết và đêm qua, tôi cùng gia đình thức khuya vui vẻ đón giao thừa chuẩn bị năm mới. Tôi bước ra ngoài, hít thở bầu không khí trong lành trong ánh nắng ấm áp của ngày đầu năm mới – bầu không khí xuân trên miên quê lần đầu tiên tôi được tận hưởng. Đến chiều mồng một, tôi hết sức ngạc nhiên khi đứa nào cũng diện quần áo mới trông xinh hẳn lên. Chúng nó khoanh tay chào mẹ tôi, dì út và cả tôi nữa, mẹ tôi mim cười Iâý những chiếc lì xì đỏ đưa cho mỗi đứa kèm theo những lời chúc chăm ngoan, học giỏi và chúng vui mừng đưa hai tay đón nhận. Lúc mẹ tôi đi vào trong rồi, nhiêu đứa tò mò lén mớ phong bao ra xem, tôi bắt gặp ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa vui thích của chúng. Tôi hỏi Mai – cô bé tóc thắt bím hai bên vừa lên tám tuổi:
– Em sẽ dùng tiền lì xì này làm gì? Mua bánh kẹo à?
– Dạ không – nó lắc đầu – em đưa cho mẹ, mẹ sẽ đi chợ được mấy ngày lận
Tôi ngạc nhiên trước câu trả lời của con bé. Nó còn bé mà đã biết tính toán như thế rồi kia, âu cũng là do hoàn cảnh khó khăn đã rèn đúc cho nó tính cần kiệm như thế. Thực ra, món tiền lì xì không nhiều, chi chừng hai chục ngàn. Còn tôi những ngày Tết ở thành phố, mỗi người họ hàng, bạn bè của ba mẹ tôi cho lì xì, chí ít cũng xấp xỉ năm chục ngàn.
– Chị ơi! Dì Hai dễ thương quá chị ha! (ý nói mẹ tôi)
Tôi chưa kịp nói gì thì bé Dung đã khoe:
– Chị Thanh thấy em mặc đồ đẹp hôn? Cái đầm chị cho đó – Rồi nó cười thật tươi để lộ hai cái răng cửa bị sún, bước qua bước lại như khoe chiếc áo mới.
– Thằng Tí, em nó cũng nhanh nháu:”Em nữa, em cũng có đổ mới như chị Hai nè!”.
Chợt bé Dung nhìn tôi hỏi:
– Cái áo này của chị hồi nhỏ phải không?
– Không, đây là cái áo của em họ chị, nó chi mới mặc hai ba lần.
– ủa, sao lại bỏ hả chị? Mới quá chừng luôn, ở đây em mặt bộ đồ đến mấy năm đó.
Tôi không trả lời nó được vì có nhiểu đứa cũng vui mừng khoe chiếc áo đẹp mà tụi nó được hôm kia nhưng câu nói cùa bé Dung vẫn làm tôi suy nghĩ mà Thằng Khánh đưa tôi miếng múi mãng cầu thật tình mời:
– Chị Thanh ăn đi! Mứt này ngon quá hà, em mói ăn lần đầu đó – Vừa nói nó vừa nhai miếng mứt rất ngon lành.
Thôi, em ăn ngon đi, chị mới vừa ăn rồi. Tôi mim cười từ chối nhưng lòng tôi ngán mứt kinh khủng. Năm nào nhà tôi cũng chẳng mua mứt bao nhiêu chỉ toàn là người ta cho mà thừa mứa đến mốc meo hết cả. Đó là cuộc sống dư giả của người dân thành phố chỉ có về miền quê nghèo này mới biết đến cơ cực, thiếu thốn của người dân nơi đây. Họ lam lũ suốt ngày với ruộng hoặc tất bật đi làm thuê, làm mướn mà có khi vẫn không đủ ăn qua ngày chứ đừng nói gì lo sắm Tết. Vì thế những bộ quần áo mới, những món bánh ngon và những phong bao lì xì nhiều tiền như thế đối với trẻ con ở đây dường như là một giấc mơ đẹp. Chợt giọng nói của bé Dung cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi:
Chị Thanh ơi, thành phố đẹp lắm phải không? Em chưa lên đó lần nào nhưng xem tivi nhà dì út, em thấy xe chạy tấp nập vui lắm!
Ừ! Thành phố đông đúc và ổn ào hơn ở đây, em à!
Ở đầy buồn hơn sao chị đón Tết ở đây?
À! Tôi mỉm cười. Có những cái thừa mứa thế mà nhiều lúc làm người ta nhàm chán hơn cái thiếu thốn này em ạ!
Con bé nghiêng đầu trầm ngâm nhìn tôi rồi bỗng nó nhoẻn miệng cười, nắm tay tôi ôn tồn:
Vậy năm nào chị cũng về đây đón Tết với tụi em nha!
Chị ơi! Chị nhớ xin cho em mấy bộ đồ đẹp đẹp như vầy nữa nha! – Con Hiền ngước đôi mắt đen lay láy to tròn, nhìn tôi với vẻ cám ơn nhiều lắm.
À, mứt nữa, mứt mãng cầu ha chị! Ỏ thành phố chị hổng ăn, đem cho tụi em ăn hết cho! Thằng Khánh vừa mút mấy đầu ngón tay còn dính mứt vùa cười hì hì:
– Í, Còn sách truyện nữa, quyển nào chị đọc rồi cho tụi em mượn đọc nghen!
Rồi mim cười nhìn đám trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu đến lạ. Những mà tụi nó ao ước và mừng rõ đón nhận như cái áo, cái quần, gói mứt đều là những thứ đã là đồ cũ hoặc trở nên quá dư giả đến mức không cần thiết của dân giàu có nơi thành phố. Trước nỗi vui mừng hớn hở của đám trẻ, bất giác tôi chợt thấy lòng mình cũng dâng lên một niềm vui sướng nao nao khó tả niềm vui mà trước đây tôi chưa hề có bao giờ…
Mồng bốn Tết, tôi phải tạm chia tay vùng quê này để sửa soạn tập vở chuẩn bị cho ngày học đầu năm mới. Xe chuyển bánh, tụi trẻ vẫn đứng đó giơ những tay nhỏ xinh như những búp chồi non bé nhỏ vươn lên giữa bẩu trời biếc vẫy chào tôi. Tôi cũng mim cười vẫy tay tạm biệt chúng nó.
Đây là cái Tết quê lần đầu tiên của tôi. Một cái Tết không có không khí ổn sôi động của đường phố không có thức ăn ê hề, không có những phong bao lì xì nhiều tiền cho tôi và không có cả những tụ điểm vui chơi đông đúc náo nhiệt, thế mà tôi có được rất nhiều điều – những điều có ý nghĩa mà suốt mười mấy năm ở thành phố tôi không có được – niềm vui khi mang đến những niềm vui Tết bé nhỏ cho bọn trẻ con nghèo nơi đây. Và bên ngoài xe, nắng xuân đă lên sưởi ấm áp nhuộm vẻ rực rỡ cho cảnh vật thêm sức sống mới; gió xuân luôn vào ô cửa sổ, vào người tôi mát rượi. Và hình như trong tiếng gió, tôi còi nghe văng vằng tiêng bé Dung: “Chị Thanh ơi, chị nhớ về thăm tụi em nghen!”
Văn Thị Biên