Kể về cuộc gặp gỡ giữa em và anh lái xe trong bài thơ Tiểu đội xe không kính
Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và chuyện trò đó. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược kết thúc cách đây đã gần 40 năm (1975 – 2014), nhưng ấn tượng về một thời đau thương và oanh liệt đã khắc ...
Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và chuyện trò đó. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược kết thúc cách đây đã gần 40 năm (1975 – 2014), nhưng ấn tượng về một thời đau thương và oanh liệt đã khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, không thể nào quên. Trong những năm tháng hào hùng ấy, ông nội em và hai người bác ruột của em cũng tham gia vào sự ...
Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và chuyện trò đó.
Chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược kết thúc cách đây đã gần 40 năm (1975 – 2014), nhưng ấn tượng về một thời đau thương và oanh liệt đã khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, không thể nào quên. Trong những năm tháng hào hùng ấy, ông nội em và hai người bác ruột của em cũng tham gia vào sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ông nội đã từng là binh trạm trưởng của một binh trạm,trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Giờ đây, ông là Hội trưởng Hội cựu chiến binh của huyện Phong Châu. Trong số người ngày trước từng là lính của ông, em thích nhất bác Đạt vì bác ấy hay kể chuyện về những ngày tháng chiến đấu ở Trường Sơn. Điều thú vị hơn cả là bác Đạt chính là một nhân vật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ quân đội Phạm Tiến Duật.
Bác Đạt kể rằng sau khi giặc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chúng đã dùng hàng ngàn chiếc máy bay thả bom phá hoại các công trình như nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, mục tiêu quân sự… thậm chí cả bệnh viện, trường học và khu dân cư với mục đích “đưa miền Bắc trở về thời kì đồ đá”, hủy diệt hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Nhưng bất chấp đau thương, tang tóc, nhân dân miền Bắc vẫn nêu cao tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Lớp lớp thanh niên lên đường tòng quân, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Bác Đạt lúc đó đang học đại học cũng tình nguyện rời giảng đường ra mặt trận.
Sau một lớp huấn luyện ngắn ngày, bác được phân công về một tiểu đội xe vận tải chuyên chở vũ khí, đạn dược và những thứ hàng hóa đặc biệt phục vụ chiến trường. Con đường mòn xuyên Trường Sơn đã trở thành con đường giao thông huyết mạch. Hàng vạn thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường, phá bom, bắc cầu, dẫn lối cho xe ra tiền tuyến, với khẩu hiệu thể hiện một quyết tâm cao độ: “Giặc phá, ta cứ đi”.
Những câu chuyện của bác Đạt tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của em. Em tự hào về thế hệ ông cha đã lập nên những chiến công và vinh quang lừng lẫy, đánh gục tên đế quốc tự xưng là hùng mạnh nhất thế giới; tôn vinh tên tuổi của dân tộc và đất nước Việt Nam trước toàn nhân loại. Ngày nay, đường mòn Hồ Chí Minh năm xưa, đã được mở mang thành đại lộ Hồ Chí Minh xuyên suốt chiều dài Tổ quốc. Em ao ước có dịp được đi trên con đường huyền thoại ấy để hiểu sâu hơn và thấm thìa hơn về giá trị của hai chữ tự do thiêng liêng mà các thế hệ đi trước đã phải đổ bao nhiêu máu xương mới giành lại được.
Theo: Thái Bảo