Kế toán nghiệp vụ liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho
Theo thông từ số 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 thì việc hạch toán các nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho như sau Tài khoản sử dụng + TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi Kết ...
Theo thông từ số 89/2002/TT- BTC ngày 9/10/2002 thì việc hạch toán các nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho như sau
Tài khoản sử dụng
+ TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Kết cấu nội dung :
- Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng đã lập thừa ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Bù đắp tổn thất thực tế xảy ra với phần đã lập dự phòng
- Bên Có: Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi chi phí quản lý doanh nghiệp cho năm báo cáo .
- Dư có: Dự phòng đã lập hiện có
+ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết cấu nội dung :
- Bên Nợ : Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
- Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trừ vào kết quả kinh doanh
TK 642 cuối kỳ kông có số dư và được chi tiết thành các tài khoản từ 6421 đến 6428 .
+ TK 711 – Thu nhập khác
Kết cấu nội dung :
- Bên Nợ : Số thuế GTGT phải nộp ( nếu có ) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ( nếu có ) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp )
Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang TK 911 ( Xác định kết quả kinh doanh )
- Bên Có : Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
TK 711 ( Thu nhập khác ) không có số dư cuối kỳ .
Phương pháp hạch toán
Cuối ky kế toán năm, so sánh giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay với số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết .
Nếu phải trích lập thêm ghi :
Nợ TK 642
Có TK 139
Nếu được hoàn nhập ghi :
Nợ TK 139
Có TK 642 ( Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi )
Trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được phép xoá nợ, ghi :
Nợ TK 139 : Phần đã lập dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642 : Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ > số lập dự phòng
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 138 : Phải thu khác
Đồng thời ghi Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý ( TK ngoài bảng cân đối kế toán )
Trường hợp xử lý xoá nợ sau đó đã thu hồi được, kế toán căn cứ vào giá tị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi :
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Đồng thòi ghi Có TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý
Sơ đồ kế toán nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòiTài khoản sử dụng
+ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết cấu nội dung :
- Bên Nợ : Hoàn nhập số dự phòng chênh lệch giữa số phỉa lập năm nay < số đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước
- Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi tăng giá vốn hàng bán
- Dư có : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện co
+ TK 632- Giá vốn hàng bán
Kết cấu nội dung :
- Bên Nợ : Phản ánh giá vốn của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ .
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mất của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra .
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, chế tạo tài sản cố định vượt trên mức bình thường.
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay > khoản đã lập dự phòng năm trước .
- Bên Có : Phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính ( 31/12) ( Chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay < khoản đã lập dự phòng năm trước )
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911
TK 632 ( Giá vốn hàng bán ) không có số dư cuối kỳ .
Phương pháp hạch toán
Cuối năm tài chính, tính toán và so sanh khoản phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay với số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước .
Nếu phải trích lập thêm, ghi:
Nợ TK 632 : Ct dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 159
Nếu được hoàn nhập, ghi :
Nợ TK 159
Có TK 632 : CT dự phòng giảm giá hàng tồn kho