Kế toán
- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác. - Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc ...
- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.
- Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng.
- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định.
Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt.
Thuật ngữ "nghiệp vụ" chỉ một hành động đã hoàn thành chứ không phải một hành động dự kiến hoặc có thể xảy ra trong tương lai.Phân loại kế toán trong doanh nghiệp
- Theo cách thức ghi chép:
+ đơn
+ kép
- Theo phần hành:
+ tài sản cố định
+ vật liệu
+ vốn bằng tiền
+ thanh toán
+ chi phí và giá thành
+ bán hàng
+ ...
- Theo chức năng cung cấp thông tin (đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau):
+ tài chính
+ quản trị
tài chính là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho người quản lý và những đối tượng ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
quản trị là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh.
Để phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị, có thể dựa vào những đặc điểm cơ bản sau:
Đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán có thể hiểu là một thực thể kế toán. Một thực thể kế toán là bất kỳ một đơn vị kinh tế kiểm soát nguồn vốn và tham gia vào các hoạt động kinh tế. Mỗi cá nhân có thể là một thực thể kế toán. Một đơn vị bất kể được tổ chức như một doanh nghiệp, một công ty là một thực thể kế toán. Các cơ quan của Nhà nước cũng như tất cả các câu lạc bộ hay tổ chức không thu lợi nhuận là một thực thể kế toán.
Như vậy, đơn vị kế toán gồm tất cả các tổ chức cá nhân kiểm soát nguồn vốn và tham gia vào các hoạt động kinh tế ở mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, kể cả tổ chức không có tư cách pháp nhân lẫn thể nhân.
Thông tin kế toán là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
Thông tin kế toán có những tính chất:
- Là thông tin kế toán tài chính
- Là thông tin hiện thực, đã xảy ra
- Là thông tin có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ
- Là thông tin có giá trị pháp lý
Việc lập và lưu hành báo cáo kế toán là giai đoạn cung cấp thông tin và truyền tin đến người ra quyết định.
Các nhà quản trị, người sở hữu và người trong nội bộ doanh nghiệp, những người ngoài doanh nghiệp là những người có thể dùng thông tin kế toán. Hệ thống kế toán phải cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như cho những người ngoài doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Mỗi người sử dụng yêu cầu loại thông tin nào tuỳ thuộc vào các loại quyết định mà người đó cần đưa ra. Mục tiêu cuối cùng của kế toán là sử dụng những thông tin kế toán, phân tích và giải thích chúng.
Để sử dụng có kết quả các thông tin kế toán, người sử dụng phải hiểu được các số liệu kế toán và biết phối kết hợp các số liệu đó và ý nghĩa của chúng.
Một người ra quyết định nào đó thiếu hiểu biết về kế toán có thể không thấy được rằng sử dụng các thông tin kế toán là căn cứ ước tính nhiều hơn là vào các số liệu đo lường cẩn thận, chính xác.
Ngày nay, trong thời đại CNTT phát triển, thay vì làm kế toán tay, đã có rất nhiều phần mềm kế toán (1C:KẾ TOÁN 8, Misa, Fast, Bravo...) tự động hóa các công tác kế toán của doanh nghiệp, hệ thống tự động hóa thông tin liên tục sẽ giúp ban lãnh đạo nắm bắt được thông tin kinh doanh để có thể đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời.
Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kế toán của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nó được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sự chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, và tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn. Có 2 dạng bảng cân đối kế toán: Bảng có kết cấu dọc và bảng có kết cấu ngang. Với bảng cân đối có kết cấu dọc thì ta sẽ dễ dàng so sanh số liệu của cuối kỳ và đầu kỳ, nhưng lại gặp khó khăn trong việc mở khoản mới. Với bảng có kết cấu dọc ta có thể thấy được rõ mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhưng lại gặp khó khăn trong việc so sánh sự biến động của từng tài khoản cấp 1.