Kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người đã góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của quê hương,...
Kể chuyện thuật chuyện – Kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người đã góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của quê hương, đất nước. Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố ...
Nghĩa trang thôn Tiền Lưu cuối năm ngoái có thêm hai ngôi mộ mới. Thế là sau gần 40 năm từ đỉnh dốc Mã Pí Lèng thuộc huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, hai đứa con gái Tiền Lưu mới được “trở về” quê hương bản quán. Đó là cô Trần Thị Lụa và cô Thái Thị Na lên miền Tây mở đường những năm 60 của thế kỉ trước.
Không biết vì chiến tranh kéo dài hay đường lên Mèo Vạc quanh co dốc núi mà cuộc đời hai cô gái xấu số này bị quên lãng. Gia đình đã cố công tìm kiếm nhưng khác nào chuyện mò kim đáy bể .Hai cô vừa học xong lớp 7 cấp 2 (tương đương học sinh lớp 9 Trung học cơ sở) thì gia nhập đội quân đi xây dựng kinh tế miền núi. Mỗi gia đình chỉ còn giữ lại được tấm ảnh nhỏ của hai cô; tấm ảnh nào nay cũng đã ố vàng. Gia đình cụ Chính còn giữ được hai lá thư chữ nhỏ như con kiến của cô Lụa từ Hoàng Su Phì gửi về, đó là vào cuối năm 1965. Cô kể chuyện đục đá, mở đường từ Đồng Văn đi Mèo Vạc, từ Mèo Vạc đi Mã Pí Lèng, suốt mấy tháng trời ăn toàn bánh bột ngô, phải chia nhau từng thìa muối, từng ca nước, phải treo mình lên vách đá, phải đu mình chênh vênh nơi mép vực Mã Pí Lèng nhìn dòng sông Nho Quế sau cổng giời đục đá, nổ mìn mở đường. Mỗi cung đường là một chiến công. Đường mở đến đâu thông xe đến đấy. Quãng Đồng Văn – Mèo Vạc dài 24 cây số thế mà 8 đại đội thanh niên xung phong phải làm mất 18 tháng trời, 38 đội viên đã bỏ mình khi đục đá bắc cầu, trong đó có hai cô gái Tiền Lưu.
Thế rồi năm 2004, anh Lục người Tiền Lưu, kĩ sư địa chất lên công tác ở Đồng Văn, lúc đến xem tấm bia đá ghi công những chàng trai cô gái đi mờ đường 40 năm về trước ở chân dốc Mã Pí Lèng. Anh kể lại là đêm nằm mơ có hai cô gái mặc áo trắng cứ đến tốc chăn lên lay gọi: “Chú nhớ đưa hai chị về đồng bể Tiền Hải với. Ở đây rừng núi lạnh lắm. Chuyện mộng mị đó cứ làm anh thao thức nhiều đêm. Và sau đó ba ngày, anh đã tìm thấy mộ hai cô gái đồng hương.
Anh Lục đã gọi điện về xã, về làng. Chỉ năm ngày sau, đoàn cán bộ và gia quyến cô Lụa, cô Na đã lên tới Mèo Vạc gặp Phòng Thương binh – Xã hội huyện, đi viếng mộ hai cô gái quê nhà. Thủ tục di dời mộ của hai cô đã được giải quyết chóng vánh, chu đáo. Huyện Mèo Vạc tặng mỗi cô một chiếc tiểu bằng gỗ pơ mu và 2 triệu đồng “gọi là chút quà tình nghĩa”.
Hôm ấy, anh Lục kĩ sư địa chất và hai cán bộ huyện Mèo Vạc có về dự lễ. Nhiều người cứ vây quanh hỏi han mãi . Lễ truy điệu hai cô gái Tiền Lưu được tổ chức trọng thể vào ngày 28- 12-2004 tại xã nhà. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tiền Phú đem viếng hai vòng hoa và gần 500 thầy trò đến dự lễ. Em chưa từng thấy và được dự một lễ truy điệu nào trọng thể như thế !