Kể lại truyện Trống Đồng Đông Sơn theo lời của em, Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ...
– Kể lại truyện Trống Đồng Đông Sơn theo lời của em. Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. ĐỀ BÀI ...
ĐỀ BÀI
Kể lại truyện Trống Đồng Đông Sơn theo lời của em.
Tham khảo cách kể dưới đây:
Năm 1924, một ngư dân tình cờ tìm thấy bên bờ sông Mã (Thanh Hoá) mấy thứ đồ cổ bằng đồng trồi lên trên đất bãi. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ đã đến đây khai quật và sưu tầm được thêm hàng trăm cổ vật đủ loại. Các cổ vật này thể hiện trình độ văn minh của người Việt xưa. Địa điểm này thuộc huyện Đông Sơn,Thanh Hoá, nên sau đó có tên gọi là điểm văn hoá Đông Sơn.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, cảnh chèo thuyền, hình chim bay, hình hươu nai…
Nổi bật trên trống đổng là hình ảnh con người hoà hợp với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh… Xung quanh con người là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng… Hình tượng ghép đôi nam nữ nói lên khát khao cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người xưa.
Trống đồng Đông Sơn phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ và là một bằng chứng khẳng định dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hoá tự lâu đời.