Kể lại tích “Chim Việt ngựa Hồ”, “Chim Việt, ngựa Hồ” là một điển tích (tích cũ). Sách chữ Hán có câu: 'Hồ Mã tê Bắc ...
Kể chuyện thuật chuyện – Kể lại tích “Chim Việt ngựa Hồ”. “Chim Việt, ngựa Hồ” là một điển tích (tích cũ). Sách chữ Hán có câu: 'Hồ Mã tê Bắc phong; Việt điểu sào Nam chi” “Chim Việt, ngựa Hồ” là một điển tích (tích cũ). Sách chữ Hán có câu: ...
“Chim Việt, ngựa Hồ” là một điển tích (tích cũ). Sách chữ Hán có câu: ‘Hồ Mã tê Bắc phong; Việt điểu sào Nam chi”, nghĩa là: Ngựa đất Hồ vào miền Trung nguyên thấy gió bắc thổi thì hí lên; chim đất Việt vào miền Trung nguyên vẫn làm tổ ở cành phía Nam.
Theo truyền thuyết, đời Hùng Vương đem cống phẩm sang Tàu, ngoài ngọc vàng châu báu, voi, tê giác… còn có một con bạch trĩ. Con chim bạch trĩ này về sau được nuôi trong vườn thượng uyển của vua Tàu. Lúc nào nó cũng tìm cành cây phía Nam, nó mới chịu đậu.
Từ điển tích đó mà có thành ngữ: “Chim Việt đậu cành Nam”. Nghĩa bóng của thành ngữ là nhớ cảnh cũ, nhớ nước non xưa.
Lại có tích nước Hồ (phía bắc Vạn lí trường thành) đem dâng vua Hán Võ Đế một con thiên lí mã. Đến Kinh đô Tràng An thì con ngựa bỏ ăn bỏ uống, chỉ đến khi có gió bắc thổi đến, con ngựa lại hí lên nghe rất buồn thảm.
Thành ngữ “ngựa Hồ hí gió bắc” bắt nguồn từ điển tích ấy. Nó có nghĩa là: nhớ cố quốc, nhớ cố hương.
Từ điển tích “Chim Việt ngựa Hồ” mà nhiều thi sĩ đã vận dụng để viết nên những vần thơ cảm động diễn tả nỗi buồn thương nhớ quê hương đất nước của những kẻ xa xứ, li hương:
– Chim Việt ngựa Hồ ngơ ngác đó,
Hươu Tần yến Tạ lạc loài mô ?
(Cổ thi)
– Người nhìn, kẻ lại trông theo,
Ngựa Hồ, chim Việt nhiều điểu nhớ nhau.