Kể lại những việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
Kể lại những việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng". Thái y lệnh cũng như quan ngự y là những thầy thuốc giỏi chuyên chăm sóc sức khỏe cho các bậc vua chúa, trông coi việc chữa bệnh trong ...
Kể lại những việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng".
Thái y lệnh cũng như quan ngự y là những thầy thuốc giỏi chuyên chăm sóc sức khỏe cho các bậc vua chúa, trông coi việc chữa bệnh trong cung vua. Phạm Bân quan Thái y lệnh của vua Trần Anh Tông cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV.
Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” rút trong tác phẩm "Nam Ông mộng lực" của Hồ Nguyên Trừng. Truyện ca ngợi quan Thái y lệnh Phạm Bân, một bậc danh y thời Trần chức trọng quyền cao, có cái tâm đẹp sáng ngời y đức.
Hồ Nguyên Trừng đã kể lại một số việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân.
Ông không cất giấu vàng bạc trong nhà, mà thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa trị và cấp cơm cháocho những kẻ "tật bệnh cơ khổ". Bệnh nhân dù "dầm dề máu mủ" ông cũng "không hề né tránh". Bệnh nhân đến chữa trị "tới khi khỏe mạnh rồi đi". Trong nhà ông, trên giường không lúc nào "vắng người". Tình thương bệnh nhân, thương người của Phạm Bân thật bao la.
Việc làm tốt đẹp nữa của Phạm Bân là ông đã biến nhà mình thành một bệnh viện làm phúc. Gặp năm đói kém, dịch bệnh ông "dựng thêm nhà" cứu sống được hơn nghìn người, đó là những kẻ "khốn cùng, đói khát và bệnh tật". Ông đã được người đương thời "trọng vọng".
Việc làm tốt đẹp thứ ba của Phạm Bân là ông không phân biệt giàu nghèo, sang hèn lúc chữa bệnh. Bậc quý nhân "bị sốt", ông chữa sau, vì "bệnh đó không gấp" dù nhà vua có triệu đến khám. Bệnh của người đàn bà khác "máu chảy như xối, mặt mày xanh lét", ông "đi ngay" để kịp cứu người; bệnh nhân "quả được cứu sống". Khi nghe Phạm Bân "bày rõ lòng thành", vua Trần Anh Tông đã hết lời khen ngợi: "Người thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Thử hỏi: có phần thưởng nào to lớn hơn, trọng vọng hơn?
Phạm Bân đã "trồng cây đức cho con cháu". Vì thế con cháu ông có tới hai, ba người làm quan lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm, được người đời khen ngợi "không để sa sút nghiệp nhà".