Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ.
Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ. Cuộc sống thật đẹp biết bao, phải không những người đồng tật của tôi? Bởi tôi nghĩ rằng cái đẹp cùa người khuyết tật nói chung, và của người mù nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện trong chiều sâu ...
Kể lại một tấm gương giàu nghị lực làm ta khâm phục và ngưỡng mộ.
Cuộc sống thật đẹp biết bao, phải không những người đồng tật của tôi? Bởi tôi nghĩ rằng cái đẹp cùa người khuyết tật nói chung, và của người mù nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện trong chiều sâu của tâm hồn. Khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc, tìm ra ánh sáng... Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn một trái tim.
Cô gái mù Pa Cô đoạt giải thưởng quốc tế.
Ở bản A Máy, xã A Xing, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị có hai chị em người Pa Cô mù, mô côi cha mẹ tên là Hồ Thị Cúc ( 15 tuổi) và Hồ Văn Kim (8 tuổi). Cúc vừa vinh dự đoạt giải nhì trong cuộc thi viết chữ Baraille Onkyo quốc tế lần thứ 6 (kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Luis Braille - người phát minh ra chữ nổi dành cho người mù). Nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống của cô gái là cả câu chuyện dài đầy xúc động.
Bản A Máy có đôi vợ chồng nghèo, sinh được hai người con thì cả hai đều bị mù bẩm sinh. Cách đây sáu năm, anh chị không may ngã bệnh và qua đời. Hai con thơ mù loà dằng dặc khóc trong nỗi đau mất người thân. Bà con ở A Máy thay nhau cơm nước cho hai đứa trẻ mồ côi. Đến ngày thứ bảy thì gia đình ông Hồ Văn Khum ở cùng bản đưa hai chị em Cúc về nuôi. “Con thú trong rừng mất mẹ thấy đau, huống chi hai đứa trẻ vừa mồ côi vừa mù. Khi tôi nói ra cái suy nghĩ trong đầu cho vợ con nghe, ai cũng đồng ý. Rứa là tôi đi đón hai đứa nhỏ về"- ông Hồ Văn Khưm kể lại.
Năm 2000, Hội Người mù huyện Hướng Hoá biết đến trường hợp của hai chị em Cúc, đã xin gia đình ông Khưm đưa các cháu về Hội để có điều kiện học hành. Hai năm sau, Cúc tiếp tục được đưa về Hội người mù tỉnh Quảng Trị, để học lớp một tiền hoà nhập. '"Một thế giới mới dần mở ra trước cuộc đời của em; tất cả mọi suy nghĩ, hiểu biết đều đã thay đổi nhanh chóng. Ở đây, em được học chữ Braille, nghe các âm thanh lâu nay vẫn xa lạ như tiếng xe ôtô, xe máy, rồi tiếng đàn trong tivi, tiếng hát trong radio... ’’- Cúc tâm sự.
Đầu năm 2006, em Hồ Văn Kim cũng được đưa về hội người mù tỉnh Quảng Trị học chữ. Hiện em đang học lớp 2 tiền hoà nhập. “Suốt ba năm, mặc dù được các cô, các bác ở Hội Người mù Hướng Hoá chăm sóc, nhưng không có chị ở bên nên em rất buồn, thường khóc về đêm. Bây giờ được ở với chị, em mừng lắm"- Kim nói.
Hỏi về cuộc thi, Cúc cho biết: “Lúc nghe tiếng radio có cuộc thi dành cho người mù nên tham gia. Em chỉ nghĩ là mình có cơ hội viết ra những gì mình suy nghĩ và cảm nhận được, chứ không nghĩ sẽ giành được giải thưởng".
Trong bài tham dự cuộc thi, Cúc viết: “Cuộc sống thật đẹp biết bao, phải không những người đồng tật của tôi? Bởi tôi nghĩ rằng cái đẹp cùa người khuyết tật nói chung, và của người mù nói riêng nằm ở sự nỗ lực vươn lên, vượt qua nghịch cảnh và thể hiện trong chiều sâu của tâm hồn. Khi biết biến điểm yếu thành điểm mạnh, chúng ta sẽ tìm ra hạnh phúc, tìm ra ánh sáng... Tôi mất đi đôi mắt nhưng vẫn còn một trái tim!"
Cúc tâm sự: “Trước đây, em cứ tưởng những người mù sẽ không thể làm cô giáo. Nhưng sau này, khi cô giáo cho em biết cô cũng không may bị mù từ nhỏ, ước mơ trong em càng mạnh mẽ hơn. Nhất định san này em sẽ trở thành cô giáo. Em cảm ơn cô giáo rất nhiều, bởi cô không chỉ dạy cho em biết đọc, biết viết, tình yêu thương, mà còn truyền cho em tinh thần và nghị lực sống là luôn luôn phải cố gắng vươn lên".
Hoàng Giang - Phan Thanh
(Trích báo Phụ nữsố 84, ra ngày 28-10-2008)
Trích: loigiaihay.com