Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Văn mẫu lớp 8
Đánh giá bài viết Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Thời thơ ấu đối với em là những ngày tháng đẹp nhất. Đã có biết bao kỉ niệm vui, buồn gắn bó với em làm em nhớ mãi. Em vẫn còn nhớ ngày hôm đó, mọi thứ dường như đều thay ...
Đánh giá bài viết Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Thời thơ ấu đối với em là những ngày tháng đẹp nhất. Đã có biết bao kỉ niệm vui, buồn gắn bó với em làm em nhớ mãi. Em vẫn còn nhớ ngày hôm đó, mọi thứ dường như đều thay đổi. Bầu trời xanh hơn, gió mát rượi, trên đường tràn đầy cờ hoa đủ màu sắc. Hôm nay, em ngồi sau xe ...
Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An
Thời thơ ấu đối với em là những ngày tháng đẹp nhất. Đã có biết bao kỉ niệm vui, buồn gắn bó với em làm em nhớ mãi.
Em vẫn còn nhớ ngày hôm đó, mọi thứ dường như đều thay đổi. Bầu trời xanh hơn, gió mát rượi, trên đường tràn đầy cờ hoa đủ màu sắc. Hôm nay, em ngồi sau xe mẹ, hãnh diện về bộ đồng phục mới, chiếc áo trắng có hàng khuy thẳng tắp, chiếc váy có dây đeo và hai bím tóc cứ phất phơ trước gió. Hôm nay, em cũng dường như lớn hơn vi em đang đứng trước cổng trường cấp I. Đây là ngày đầu tiên em đi học. Cũng như em, bao cô bé, cậu bé học trò đều nép vào lòng bố mẹ chẳng muốn rời. Mấy hôm trước ở trường đã tập rồi mà giờ em vẫn còn run thế. Mới là học sinh lớp Một – lớp bé nhất, chúng em phải đi vào trường trước tất cả mọi người, lớp 1A đã đi qua rồi. Tiếp theo là lớp 1B của em. Tự hào là học sinh lớp Một, em quên cả sợ hãi mà vẫy tay chào các anh chị lớp lớn. Bây giờ em là một học sinh đứng giữa ngôi trường thân yêu mà mình sẽ gắn bó suốt năm năm. Giây phút này sẽ không bao giờ phai nhạt trong em. Nhìn thấy những dãy bàn ghế sao mà thẳng như khi xếp hàng. Còn chiếc bảng đen vẫn còn sáng bóng. Em được học bài học đạo đức đầu tiên. Giọng cô giáo sao mà trầm ấm đến thế. Giữa bao nhiêu người bạn mới, em đồng thanh đọc Năm điều Bác Hồ dạy. Với em, nơi đây thật là lạ lẫm nhưng em tự nhủ rồi sẽ quen thôi. Ngày hôm nay em sẽ luôn ghi nhớ mãi trong lòng không bao giờ quên.
Đi học là cả một quãng thời gian rất dài. Năm nay, em đã học lớp Tám mà vẫn nhớ về cô giáo thân yêu hồi lớp Một. Sau năm học đầu tiên, em đã lên lớp Hai nhưng vẫn còn rất nhớ cô Liên dạy em năm trước. Cô thường xoa đầu chúng em và nở một nụ cười hiền hậu. Cô Liên rất tốt nên đứa nào lớp em cũng yêu cô. Cô như một người mẹ thứ hai của em ở trường. Mỗi buổi trưa ngủ dậy, cô luôn tết tóc cho các bạn gái và cài lại áo cho các bạn trai. Người dạy cho bọn em biết đọc, biết viết nét chữ đầu tiên cũng là cô. Vậy mà, chẳng ai ngờ cô lại xa chúng em sớm như vậy. Kết thúc lễ bế giảng học kì I năm học lớp Hai, như thường lệ em lại vào chào cô. Nhưng hôm nay em thấy cô đang dọn đồ. Và cô bảo với bọn em là cô nghỉ hưu rồi. Cả ngày hôm đó, em cứ thấy trống trải lạ thường. Cuối giờ, chạy xucíng lớp 1B cũng không còn thấy cô Liên ở đó nữa. Vậy là bây giờ em chỉ gặp cô vào những ngày kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hằng năm mà thôi. Cô vẫn xoa đầu bọn em như những ngày nào. Cảm giác đó thật ấm áp. Cô rất tự hào vì bây giờ nhiều học sinh của cô đã được vào Trường THCS Trưng Vương. Dù bây giờ không được học cô nữa nhưng cô vẫn mãi mãi là thần tượng của em. Cô ơi, con nhớ cô lắm!…
Giờ đây, mỗi ngày đến trường với em luôn là một ngày thật vui vì ngày nào em cũng có những người bạn đi cùng. Trong sô đó có Giang — người bạn thân nhất của em. Em và Giang chơi với nhau rất thân từ hồi lớp Bốn. Nhưng không
mấy ai biết bọn em đã kết bạn với nhau như thế nào. Lên lớp Bốn, cô Ngọc chuyển chỗ của em sang ngồi bàn thứ ba, cạnh Giang và Huyền. Cả hai đều dong dỏng cao, đều có mái tóc buộc gọn và làn da trắng trẻo. Tuy hình dáng giống nhau nhưng tính tình lại khác nhau hoàn toàn. Giang thì học giỏi và chăm chỉ, được bạn bè, thầy cô giáo yêu mến. Còn Huyền thì ngỗ ngược, chỉ làm người khác phiền lòng. Nhưng cũng chỉ nhờ những tính cách đó của Huyền mà em lại quen và thân được với Giang. Hôm ấy, giờ ra chơi, em đang tranh thủ làm nốt bài tập thì Huyền giật mất quyển vở của em. Em bảo Huyền:
– Trả quyển vở cho tớ đi, tớ không đùa đâu.
Thế mà Huyền không nghe, cứ chạy miết làm em phải đuổi theo. Ra đến sân trường thì em chẳng thấy Huyền đâu cả. Nhìn một lúc em thấy bạn ấy vừa chạy vừa cười. Tức quá, em định chạy đến lấy quyển vở thì vô tình xô ngã bạn. Quay lại thì hóa ra đó không phải là Huyền mà là Giang. Hai bạn giống nhau quá nên em bị nhầm lẫn. Bạn ấy còn bị chảy máu ở tay nữa. Em vội đưa bạn vào phòng y tế băng bó. Khi biết chuyện, cô giáo đã khiển trách cả em và Huyền và định phạt bọn em đứng ở góc lớp. Nhưng Giang dã xin cô để em về chỗ vì em không cố ý làm bạn ngã. Từ lúc đó, em rất cảm phục bạn vì em đã khiến bạn đau như vậy mà bạn không những không giận mà còn lại xin cho em nữa. Lúc tan học, em chạy đến xin lỗi bạn nhưng Giang nói bạn không còn đau nữa. Thế là chúng em đi bộ về nhà, trò truyện vui vẻ. Từ ngày hôm đó, Giang và em là bạn thân từ lúc nào không biết nữa. Có Giang, đường về nhà trở nên ngắn hơn. Em cũng có người để chia sẻ những lúc vui buồn. Cảm ơn Giang nhiều!
Em yêu tất cả những ki niệm dù vui lẫn buồn. Đó là những lần em có thể có thêm một điều gì đó và cũng có thể mất đi một thứ nào đó. Đó là lúc em thấy thật nhiều cảm xúc về thời đã xa: “Cảm ơn kỉ niệm nhé! Mình sẽ không bao giờ quên bạn!”.
Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Bài làm 2
Trên Trái đất này, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn. Một kỉ niệm có thể chỉ là điều rất bình thường đối với người này nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc với người khác. Kỉ niệm mà tôi nhớ mãi là một ngày hè năm tôi lên mười.
Lần đó, cả nhà tôi tổ chức đi nghỉ mát ở biển. Đem trước ngày khởi hành, tôi thấy hơi lo, thao thức không yêu vì tôi không biết bơi. Đến ngày hôm sau, tôi đem chuyện đó kể với ông. Ông bảo sẽ dạy tôi tập bơi. Tôi đã an tâm phần nào. Nhưng khi ra đến biển, tôi lại càng run. Nghĩ đến những cảnh chết đuối trong phim, tôi sợ hãi ôm chầm lấy mẹ.
Chiều hôm ấy, ông dắt tôi ra bờ biển. Khi chạm vào nước biển, tôi có cảm giác lạnh toát người. Ra đến chỗ nước cao tới bụng tôi, ông dừng lại. Ông bảo tôi nhắm mắt lại rồi hít thở thật sâu. Tôi làm như ông bảo nhưng vẫn sợ những con sóng tung bọt đập ồ ạt vào lưng và vào mặt. Ông bảo tôi hãy cảm nhận không khí của biên. Tôi sờ tay quờ vào mặt nước và có một cảm giác man mát, dễ chịu. Xung quanh tôi là những ngọn gió lồng lộng thổi. Tôi nghe đâu tiếng chim hải âu bay lượn, rồi tiếng sóng, tiếng trẻ con cười đùa, chạy nhảy trên cát. Cảm giác thanh bình bất chợt tràn về. Khi ở thành phố, tôi rất mệt mỏi với những tiếng còi xe và nhất là không khí khói bụi. Nhưng ở biển, tôi cảm thấy thoải mái. Tôi mở căng lồng ngực và hít một hơi thật sâu. Tôi cảm nhận được mùi mằn mặn phảng phất. Tôi thấy không còn sợ biển nữa. Ông tôi bảo: “Cháu phải làm quen với nước biển, sau đó tập nổi, rồi mới học bơi được”. Nghe lời ông, tôi nga mình trong nước. Khi tôi dả cảm thấy thích thú với những đợt sóng xô đẩy, ông lại bảo:”Cháu hít thở thật sâu, sau đó thì cháu sẽ nổi được”. Tôi ra chỗ sâu đến cổ nhưng chân vẫn chạm đến cát, rồi thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Bất chợt, chân tôi không còn chạm vào cát nữa. Tôi mở mắt ra và ngạc nhiên vì thấy mình đã nổi. Tôi thích thù ôm lấy ông. Ông bảo tôi tiếp tục tập luyện. Tôi lại hít thở thật sâu, thả lỏng, hít thở sau, thả lỏng … Dần dần, tôi chỉ nhắm mắt lại và thả lỏng chân là có thể bồng bềnh nổi trên mặt nước. Không thể tả được nỗi sung sướng của tôi lúc đó.
Ngày hôm sau, tôi ra tập bơi cùng ông với một chiếc phao to. Theo lời ông hướng dẫn, tôi để hai tay lên chiếc phao rồi đạp chân nhanh và liên tục. Tôi nhìn lên bầu trời. Những đám mây trắng và ông mặt trời như đang cúi xuống mỉm cười động viên tôi tập bơi. Tôi thích thú, càng lúc càng đạp mạnh. Hai chân tôi cứ thay nhau quẫy lung tung trong nước. Rồi ông bảo tôi vừa đạp chân, vừa gạt tay như gạt nước thì người sẽ tự được đẩy lên trong nước. Tôi liền quẫy cả tay lẫn chân, không theo một trật tự nào cả. Ông vẫn để tay vào bụng tôi, nâng tôi lên gần mặt nước, chỉ đủ cho cái mặt của tôi nổi lên. Khi tôi đã bắt đầu quen với việc quẫy cả tay lẫn chân, ông đặt tôi xuống và ra xa rồi bảo tôi bơi đến chỗ ông. Tôi hơi run nhưng cố gắng lấy hết can đảm quẫy liên tục tay chân. Bỗng tôi bị chìm xuống, nước xộc vào cả mũi, tai, miệng, trà vào mắt khiên tôi thấy khó chịu và rất hoảng sợ. Tuy nhiên, tôi cứ cố gắng quẫy và không để chạm chân xuống dưới nước. Tôi cứ quẫy liên tục cho đến khi tôi không còn nhìn thấy gì nữa …
Khi tỉnh dậy, tôi đang ở khách sạn, xung quanh là bố mẹ, ông bà. Hóa ra do nhịn thở lâu quá, tôi đã ngất lịm đi. Được một ngày, tôi khỏe hẳn, ông lại dẫn tôi ra biển. Biển hôm ấy lặng sóng. Tập một hồi lâu, tôi bắt đầu biết đạp chân một cách tuần tự. Và nhất là tôi đã cảm thấy tự tin và không sợ chìm. Lúc đầu, ông còn đỡ bụng tôi nhưng lúc sau, ông thả tay ra và tôi đã bơi được.
Sau chuyến đi kì diệu ấy, tôi đã học thêm kiểu bơi ếch và kiểm bơi bướm. Tôi thật sự biết ơn ông vì ông đã tặng tôi món quà kì diệu. Ông đã giúp một cô bé không biết bơi và sợ biển thành một cô bé bơi giỏi và sẵn sang ra biển bất kì lúc nào. Món quà ông tặng tôi chính là bài học:”Cách tốt nhất vượt qua nỗi sợ là trải qua chính nó”.
Câu chuyện về những ngày đầu làm quen với nước và bắt đầu biết bơi ấy qua đi đã thật lâu nhưng tôi vẫn không bao giờ quên. Đối với tôi, kỉ niệm đó thật đẹp vì nó gắn với người ông yêu quý của tôi. Và hơn thế nữa, đó là bài học ông đã dạy tôi về cách vượt qua khó khăn và trở ngại.
Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Bài làm 3
Thời học sinh chắc hẳn bất cứ ai cũng có những kỉ niệm vui buồn những lần vấp ngã trong cuộc sống. Có những vấp ngã như thế ta mới thấy được những bài học mà mỗi khi sai lầm mỗi khi thất bại nó để lại cho chúng ta những bài học đắt giá như thế nào. Đối với riêng tôi tôi cũng có những khi sai lầm những khi trẻ con những khi không hiểu chuyện và gắn liền với đó là những kỉ niệm thật đẹp khiến tôi không thể nào quên. Trong số những kỉ niệm đó tôi không thể nào quên được một kỉ niệm đối với người bạn rất thân hiện giờ của tôi khiến tôi không thể nào quên được.
Người bạn mà tôi mới nhắc đến đó chính là Lan một người bạn mới chuyển đến trường tôi. Cô giáo sắp xếp cho Lan ngồi bàn kế trên tôi. Lan là một người khá thân thiện chẳng thế mà mới chuyển đến mà Lan đã bắt chuyện với tôi ngay. Chúng tôi đần tạo được mối quan hệ rất tốt với nhau. Chúng tôi cũng chưa phải là thân lắm nhưng dường như trong lớp Lan kết thân nhất với tôi. Tưởng chừng như tình bạn giữa chúng tôi sẽ ngày càng tiến triển thì không bao lâu đó một chuyện đã khiến tình bạn ấy của chúng tôi không còn được thân thiết nữa và chúng tôi không thèm nhìn mặt nhau. Chuyện đó cũng bắt nguồn từ một đứa không hiểu chuyện như tôi. Chuyện bắt đầu vào một lần kiểm tra mười lăm phút môn văn phần tiếng Việt. Tối hôm trước do tôi mải xem phim quá nên tôi không học bài cũ. Khi cô giáo nói cô sẽ kiểm tra nên tôi thấy rất run không biết nên làm sao. Tôi với lên hỏi xem Lan đã học bài chưa thì Lan trả lời là học rồi. Thế là tôi bớt run hơn tôi có thể nhờ vả vào Lan. Chúng tôi cũng được gọi là khá thân nên chắc Lan sẽ giúp tôi thôi. thế là tôi yên trí đợi Lan làm xong rồi sẽ giúp tôi thôi.
Nhưng trái với suy nghĩ của tôi là nó tuy đã làm xong nhưng vẫn không cho tôi chép. Tôi nghĩ chắc nó quên nên tôi nhắc nó nhưng nó vẫn không có thái độ gì. Cơn tức của tôi khi ấy lên đến đỉnh điểm tôi tức nó và tức cả mình sao lại kết bạn với một đứa không giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn như. Tôi tức lắm tự nhủ với mình không thèm nói chuyện với nó nữa. Thế là tôi không thèm nói chuyện với nó cho đến một ngày tôi bị ngã gãy chân không thể đi học được. Biết chuyện nó đến nhà tôi nới nguyện làm xe ôm cho tôi. Tôi vẫn chưa nguôi giận bảo nó lúc cần giúp thì không giúp giớ thì đến làm gì. Nó bảo việc gì tốt cho cậu tớ sẽ làm. Nghe đến đây tôi cảm thấy ngại ngùng không dám nói gì. Thế rồi nó bắt chuyện với tôi như hồi chúng tôi mới quen nhau vậy. Dặn mình không được nói chuyện với nó nhưng rồi không biết tại sao tôi tiếp lời nó một cách vô thứ. Một tuần tôi bị gãy chân cũng là một tuồn nó chở tôi di học và đối với tôi đó la những ngày tháng tôi không bao giờ quên được. Rồi cứ thế dần dần chúng tôi lại nói chuyện bình thường như trước đây. Chúng tôi quên những chuyện cũ không nhắc tới nó nữa. Tôi cũng thầm thấy vui vì mình bị đau chân vì nếu không có chuyện đó thì tôi cũng sẽ không thèm nghe tất cả mọi điều nó nói và đương nhiên chúng tôi cũng sẽ không thể có được một tình cảm thân thiết như bây giờ. Biết tôi bị đau chân nên khó tiếp thu việc học nhanh được cộng thêm việc những buổi đi viện khám lại tôi không lên lớp được nên mỗi buổi chiều nó thường đến nhà tôi để giúp tôi việc học nên chúng tôi càng thân nhau hơn. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật là trẻ con so với nó. Kỉ niệm đó để lại cho cả hai chúng tôi những bài học rất khó quên. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.
Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều từ khi có nó. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này,trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi.
Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của em – Bài làm 4
Năm ấy tôi vào lớp sáu, còn bé Hồng thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Hồng cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Hồng tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Kỉ niệm đáng nhớ nhất thời thơ ấu của tôi bắt đầu từ những ngày ấy…
Tội nghiệp bé Hồng. Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Hồng nói:
Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh!
Tôi dắt bé Hồng đi hái những lá tre thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Tôi chọn lá to nhất gập một con thuyền thật đẹp tặng bé Hồng. Hồng không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Hồng nói:
Đây! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Hồng, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Hồng mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Hồng ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về. Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ hơn nhiều.
Ngay hôm bố mẹ Hồng hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác.
Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông.
Kỉ niệm và cũng là bí mật nho nhỏ ấy giữa tôi và bé Hồng vẫn còn được gìn giữ đến tận bây giờ. Và bắt đầu từ đó, tôi và Hồng đã có một tình bạn đầy tin tưởng, gắn bó mà tôi biết mình sẽ rất trân trọng, nâng niu.