Kể lại một kỉ niệm trong cuộc sống làm em nhớ mãi.
Chúc các bạn đạt điểm cao khi tham khảo bài viết tại www.nhungbaivanhay.net Gần hết năm rồi. Đi ra chợ, hàng rau - quả - củ..., cứ cách vài bước đã thấy người ta đổ đông kiệu bán. Đểlàm kiệu, phải có giấm. Thế nên, tôi lại nhớ một “món” mà mẹ hay làm: giấm nuôi. Hồi tôi ...
Chúc các bạn đạt điểm cao khi tham khảo bài viết tại www.nhungbaivanhay.net
Gần hết năm rồi. Đi ra chợ, hàng rau - quả - củ..., cứ cách vài bước đã thấy người ta đổ đông kiệu bán. Đểlàm kiệu, phải có giấm. Thế nên, tôi lại nhớ một “món” mà mẹ hay làm: giấm nuôi.
Hồi tôi học tiểu học, không rõ năm lớp mấy nữa, hình như trong sách “Khoa học thường thức”, có bài dạy làm giấm, tôi càng thú vị hơn khi tận mắt thấy mẹ tôi “thực hành”, không phải mẹ “học” từ sách của tôi đâu nhá, mà từ bà ngoại đó.
Mẹ tôi hay mua chuôi xiêm cho cả nhà ăn. Lâu lâu, tôi thấy mẹ cất riêng ra vài trái, để chín muồi. Lúc nào như vậy, tôi biết mẹ tôi định làm giấm mới. Trước tiên, mẹ tôi đã chuẩn bị một cái hũ dung tích khoảng 2 - 3 lít, đã được rửa sạch và thật khô, rồi mẹ tôi cho khoảng nửa “xị” rượu đế, nước dừa tươi lọc thật sạch, không có một chút bụi nào vào hũ. Kế đến, mẹ tôi lột vỏ chuôi, lột hết những “đường chỉ” còn bám thân trái chuôi, để lộ một lớp “cám” óng ánh, chuôi chín có mùi thơm ngọt thật dễ chịu dễ thèm(nhưng lúc ấy, có “thèm” cũng không được, vì mẹ đã dành làm giấm mà). Đoạn, mẹ đặt trái chuối nằm lên mặt thớt (cũng thật sạch và khô), mẹ dùng con dao to bản, ép nhẹ trái chuối cho dẹp xuống, rồi cho vào trong hũ hỗn hợp nước dừa, rượu trắng để sẵn. Cứ thế, với trái thứ hai, thứ ba. Một hũ, nhiều lắm là ba trái chuôi thôi. Sau đó, mẹ đậy nắp hũ lại, rồi cẩn thận bao quanh hũ bằng một lớp giấy báo. Mẹ nói: không ai được tò mò mà mở ra nhìn đó nhé, vì nó “mắc cỡ”, sẽ không thành giấm đâu. Và mẹ “giấu kĩ” vào góc khuất của tủ chén.
Độ đôi ba tháng, khi lũ nhỏ chúng tôi quên khuây đi mất, thì mẹ kêu chúng tôi vào bếp, mở lớp giấy báo bọc ngoài hũ ra cho chúng tôi xem. Thích chưa: “bơi” là đà trong hũ là những màng trăng trắng, mẹ tôi gọi đó là “con giấm”. Trong khi chúng tôi còn tròn mắt ngạc nhiên, mẹ đã đưa ngón tay trỏ lên môi, ra dấu “suỵt” như thể ngăn chúng tôi: đừng làm ồn, kẻo con giấm kinh động mà biến mất vậy. Rồi mẹ lại cẩn thận bọc giấy báo lại, cất đi.
Đến cuối năm dương lịch, mẹ lại gọi chúng tôi, và cho xem những con giấm đã lớn như thế nào. Kì diệu thật. Chúng to, tròn, trong suốt, và cũng dày lên, mẹ còn cho chúng tôi ngửi mùi giấm nữa: xộc vào mũi lũ trẻ chúng tôi là một mùi chua nồng khiến đứa nào cũng “chu mỏ”, “chun mũi” và tha hồ nhao nhao: “a..”, “ô...” và khen “mẹ tài quá!” khiến mẹ cũng nở nụ cười sung sướng. Tội thích ngắm nhìn những con giấm là từ thói quen ấy của mẹ tôi. Mẹ tôi chiết giấm sang các chai, lại lụi hụi vớt những con giấm ra 'hững hũ khác, thêm rượu, thêm nước dừa nuôi giấm. Và khi có những con ngả” vàng, mẹ tôi lại vớt bỏ đi. Mẹ nói như thế để giấm giữ được màu trắng, và mùi không bị “ê”.
Khi mẹ tôi bắt đầu “chiết” giấm, là chúng tôi biết mẹ đã tính tới làm điệu, làm “đồ chua” bao nhiêu hũ, hũ lớn, hũ nhỏ, hũ nào nhà dùng, hũ nào đem biếu...
Trước Tết ta độ nửa tháng, mẹ tôi nấu giấm đường, để nguội rồi rót vào hũ cho ngập kiệu, củ cải... (đã được cắt tỉa, phơi nắng...). Giấm đường mẹ tôi nấu khá đặc, làm cho kiệu, củ cải bóng mật, mau chua mà giòn... vị đậm đà rất riêng biệt. Ai ăn dưa kiệu mẹ tôi làm, đều khen ngon, hương giấm khó quên.
Mấy hũ giấm nuôi ấy tiết kiệm cho mẹ tôi tiền mua chanh. Nhà tôi hay ăn nước - mắm - giấm hơn là nước - mắm - chanh. Xa mẹ, tôi không có thói quen làm giấm, nhiều khi đi mua giấm ở tiệm, ngửi mùi là chỉcó đổ đi chứ không ăn nổi. Và vì thế, tôi lại đổi thói quen ra làm nước mắm chanh. Nhưng cứ cuối năm ta, chanh thường lên giá, rồi lại cần giấm để làm kiệu..., tôi lại nhớ giấm mẹ tôi nuôi.
Cho nên, tôi cũng tập tành nuôi giấm, nhưng phần nhiều để ngắm chơi. Con giấm vàng, tôi chẳng buồn vớt ra. Không thời gian rảnh, mà nhàít người, mua thức ăn cho mấy ngày Tết, tôi vào siêu thị, mua hũ kiệu nhỏ xíu. Kiệu và nước giấm, người ta “tẩy” thế nào mà nó trắng tinh, kiệu ăn vào cứng ngắt, nên có khi chẳng ai buồn động đũa gắp.
Chuyện nuôi giấm có gì đâu, nhưng nó là kỉ niệm của tuổi nhỏ, gắn liền với bà mẹ đảm đang, hay lam hay làm. Bởi thế, ta dễ nhớ mẹ khi xa.. Còn bây giờ, nhiều khi phụ nữ bận rộn quá, làm gì có thể chăm chút cho hương vị riêng của từng món ăn trong gia đình, đành phải chấp nhận những bữa ăn công nghiệp chế biến theo công thức chung, mua từ các cửa hàng ăn mà thôi.