06/05/2018, 08:10

Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Văn mẫu hay lớp 9

Xem nhanh nội dung Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hải Dương Thanh minh năm nào cũng vậy, bố mẹ cho hai chị em được về quê ngoại tảo mộ ông bà và cậu Quang. Lần nào chuẩn bị đi, chị Hoa và em đều náo nức, đêm nằm ngủ chỉ ...

Xem nhanh nội dung

Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hải Dương

Thanh minh năm nào cũng vậy, bố mẹ cho hai chị em được về quê ngoại tảo mộ ông bà và cậu Quang. Lần nào chuẩn bị đi, chị Hoa và em đều náo nức, đêm nằm ngủ chỉ mong trời sáng.

Chiều hôm trước, mẹ đã mua đủ hương hoa, gói thành ba gói to kèm theo nhiều bánh trái. Ra đi từ mờ sáng. Bố lai chị Hoa, mẹ chở em, con gái cưng của mẹ. Còn ba ngày nữa mới đến Thanh Minh, nhưng hôm nay là Chủ nhật, nên người đi tảo mộ đông lắm. Con đường liên huyện kéo dài, đường nhựa thẳng tắp, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại rộn ràng. Thỉnh thoảng lại nhìn thấy lố nhố người trên những nghĩa trang của các dòng họ trên những cánh đồng. Cuối tháng hai, trời ấm dần, mưa xuân rắc bụi, lúa xanh ngắt một màu. Mẹ nói với em: "Năm nay thế nào cũng được mùa lớn. Bác Thanh sẽ làm nhà mới" … . Bác Thanh là chị gái mẹ em, làm giáo viên tiểu học ở xã Bình Giang quê nhà.

Phải vượt qua nhiều cánh đồng, nhiều cầu xi măng bắc qua những con kênh nước trong xanh chảy hiền hòa, qua nhiều xóm làng. Cây đa, mái đình, nhà ngói đỏ tươi… là những cảnh vật xóm thôn, đối với em vừa xa lạ, vừa thân thuộc.

Từ những nẻo đường làng, người đi chợ, đi làm ăn, người đi tảo mộ… xuất hiện đông vui. Nón trắng nhấp nhô. Đòn gánh tre kĩu kịt. Tiếng nói cười lao xao. Những đứa trẻ vắt vẻo ngồi trên lưng trâu như những chàng kị mã, đối với em rất ngộ nghĩnh. Bức tranh quê thanh bình thật đáng yêu.

Người đông nên hơn một tiếng đồng hồ, xe máy của bố mẹ em mới về tới xóm Mai xã Bình Giang. Gia đình bác Thanh đã biết trước bố mẹ em về nên ở nhà đông vui chờ đợi. Chồng bác Thanh là sĩ quan Quân đội về hưu. Chị Nhật, anh Thành, anh Lý đều đang học phổ thông ở trường xã, trường huyện. Đã mấy lần, các anh các chị ra chơi nhà em, nên anh chị em gặp lại nhau thật vồn vã, tíu tít vui mừng.

Bác Thanh và mẹ em bày ra một phần hoa trái lên bàn thờ ông bà. Hai bác và bố mẹ em thắp hương và khấn. Rồi cả nhà cùng đi ra nghĩa trang. Mấy chị em cùng tranh nhau mang lễ phẩm. Anh Thành vác cuốc, anh Lý cầm dao. Từ nhà đến nghĩa trang của làng độ một cây số. Đường làng được xi măng hóa, rất sạch. Những cánh đồng lúa tám thơm – đặc sản của Bình Giang, bác Thanh nói, nổi tiếng khắp mọi miền đất nước. Đó là những cánh đồng cao sản 50 triệu/1ha.

Nghĩa trang nằm ở giữa cánh đồng trên một khu đất cao, có một con mương chảy dọc phía bắc. Khu nghĩa trang khá rộng trên 3000m2. Lác đác có ngôi mộ xây rất hiện đại. Phần lớn là mộ xây chỉ viền xung quanh, phía trên vẫn có đất và cỏ. Hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ bé nhỏ, nhưng được sắp xếp, bố trí có hàng lối rất quy củ, nghiêm trang. Nhiều cây xanh tỏa bóng mát.

Mộ ông bà ngoại nằm cạnh nhau. Phía trước có bia đá. Mộ chí ghi rõ họ tên ông bà, năm sinh và ngày tháng năm mất. Chị Hoa cùng mẹ và bác Thanh bày biện hoa trái lên mộ ông bà. Hai bác, bố mẹ em và mấy anh chị em cùng thắp hương khấn vái. Lần nào cũng thế, mẹ vừa khấn vừa khóc, đôi mắt đỏ hoe. Hương trầm phảng phất, ngọn khói u huyền cứ quấn lấy mộ chí. Em xúc động nhìn mộ ông bà rồi nhẩm tính: " Ông mất đã 14 năm khi chị Hoa lên ba tuổi; bà mất đã sau năm kể từ khi em lên tám tuổi… Thời gian trôi quá nhanh". Gió thổi nhẹ. Nến vẫn cháy tỏa sáng lung linh.

Nắng xuân ấm áp tỏa trên khu nghĩa trang. Người đi tảo mộ mỗi lúc một đông. Hương hoa cầm tay. Tiếng nói chuyện lao xao, tiếng gọi nhau í ới. Có rất nhiều người đi làm ăn, đi công tác xa cũng đi xe máy để về tảo mộ ngày thanh minh. Bố mẹ em gặp lại nhiều bạn cũ thời còn học phổ thông, chuyện trò lưu luyến mãi.

Hết một tuần hương. Một tuần hương nữa lại bắt đầu. Cả nhà cùng đến khu nghĩa trang liệt sĩ. Ở đây có 72 ngôi mộ, tất cả là con cháu họ Hoàng, họ Lê, họ Nguyễn hi sinh thời đanh Mĩ trên các chiến trường xa. Phần lớn các ngội mộ không có cốt, chỉ là mộ chí tượng trưng. Thế nhưng ngôi mộ nào cũng có bia đá, tạc hình ảnh, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm hi sinh của liệt sĩ. Mộ cậu Quang cũng thế. Cậu là con út của ông bà. Cậu đang học Đại học Nông nghiệp năm thứ hai thì đi bộ đội. Cậu hi sinh tại chiến trường Đắc Tô năm 1974. Cậu là con trai duy nhất của ông bà. Mẹ vẫn nói: "Cậu cao to, học giỏi. Cậu hi sinh, ông bà cứ ốm đau mãi, bà như mất hồn, tê dại đi …" Mẹ bày hoa quả lên mộ cậu. Mẹ khóc và khấn. Ai cũng thắp hương lên mộ cậu và mộ các liệt sĩ khác trong nghĩa trang.

Độ 10 giờ thì cả nhà ra về với bao nỗi niềm thương nhớ. Người đến tảo mộ ngày càng đông. Bao xức động cứ nén chặt trong lòng em rồi dâng lên bồi hồi. Hình ảnh ông bà ngoại, cậu Quang cứ vương vấn mãi hồn em.

Đã gần một năm trôi qua, nhưng màu xanh của đồng luá và những ngôi mộ trong khu nghĩa trang, mộ ông bà ngoại, mộ cậu Quang…đã khắc vào tâm hồn em bao kỉ niệm, bao nhớ thương một thời thơ bé.

Thanh minh đi tảo mộ là một phong tục đẹp. Những kẻ tha hương bên trời Tây, ai còn nhớ?

"Thanh minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh…"
                      (Nguyễn Du)

Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài làm 2

Ông ngoại tôi dẫn tôi đến và giới thiệu tôi với tiểu đội trưởng của ông ngày xưa – ông Nguyên. Ông Nguyên có khuôn mặt phúc hậu với nụ cười rất hiền từ, trìu mến. Ông có mái tóc bạc trắng, làn da đỏ au và giọng nói sang sảng, khỏe khoắn.

Hôm nay, ông ngoại tôi dậy từ rất sớm. Ông vừa tập thể dục vữa huýt sáo rất vui vẻ. Từ trong phòng mình tôi cũng có thế nghe thấy giai diệu của những bài hát Cách mạng thật hùng tráng. Tôi sực nhớ ra ráng hôm nay là ngày 22 tháng 12, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Xam và cũng là ngày đơn vị cũ của ông tôi tổ chức họp mặt các cựu chiến binh. Ông tôi lấy bộ huân huy chương của ông ra, lau tỉ mỉ từng chiếc cho sáng bóng lên, là bộ quân phục cũ thật phẳng phiu, sẵn sàng cho buổi họp trang trọng này. Thật may mắn, tôi được theo ông đến dự buổi họp mặt bởi ông ngoại muốn tôi hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến oanh liệt đã qua.

Khi ông và tôi đến thì hội trường đã chật cứng người. Niềm vui của mỗi người cũng lộ rõ trên từng ánh mắt, nụ cười. Đã lâu rồi mọi người trong đơn vị mới được gặp lại nhau. Cả hội trường tràn ngập tiếng hỏi han, tiếng cười vui sướng. Các ông. bà nay đều đã già nhưng vẫn rất vui vẻ. lạc quan và rất khỏe mạnh. Ông ngoại tôi dẫn tôi đến và giới thiệu tôi với tiểu đội trưởng của ông ngày xưa – ông Nguyên. Ông Nguyên có khuôn mặt phúc hậu với nụ cười rất hiền từ, trìu mến. Ông có mái tóc bạc trắng, làn da đỏ au và giọng nói sang sảng, khỏe khoắn. Thoạt nhìn ông tôi đã cảm thấy ông là một người rất dễ mến. Khi biết tôi muốn tìm hiểu về cuộc sống chiến đấu của bộ đội ta thời chiến tranh, ông xoa đầu tôi và bảo: “Cháu biết vậy là tốt lắm. Thế hệ trẻ bây giờ cần phải biết cha ông ta khi xưa đã phải gian lao thế nào để bảo vệ nền độc lập cho Tôổquốc”. Ông tôi và ông Nguyên đều là những chiến sĩ lái xe trên con đường Trường Sơn lịch sử mà chiến công của họ đã từng được đưa vào thơ văn. Điển hình là Bai thơ về tiểu đội xe không kính. Tôi hỏi ông Nguyên “Ông ơỉ, cháu thấy các ông thật là giỏi, xe không có kính mà vẫn lái được. Như chúng cháu bây giờ thì làm sao mà chịu nổi bụi bặm như vậy, chưa kể chúng cháu còn được đi trên những con đường được trải nhựa hết sức bằng phẳng. Ông Nguyên nhìn tôi rồi cười và nói: “Chiến tranh mà cháu, bom đạn đã cướp đi tính mạng biết bao con người huống chi là cái kính xe ô tô. Các ông phải lái xe trong mưa bom bão đạn, ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh lắm. Lúc đó cái chết kề cận các ông còn không sợ thì bụi chỉ là chuyện nhỏ thôi, cháu gái ạ. Thực sự thì xe không có kính cùng kéo theo nhiều phiền toái lắm: Gió và bụi cứ thế ùa vào buồng lái, nhiều lúc mắt ông cay xè tưởng như không nhìn rõ đường nữa. Chưa kể có những hôm trời mưa, nước mưa tuôn xối xả vào buồng lái. Uớt lạnh kinh khủng nhưng vẫn cố lái, không hề ngừng nghỉ. Rồi ông hắng giọng đọc to:

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rứa phì phèo chàm điểu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Tôi nói: “Cháu đã đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật, cháu thấy nhà thơ viết rất chân thực về cuộc sống gian khổ của các ông. Bài thơ đã để lại cho cháu ấn tượng rất sâu sắc”. Ông Nguyên tiếp lời ngay: “Đúng, bài thơ hay lắm, vì Phạm Tiến Duật cũng là lính Trường Sơn, tận mắt chứng kiến bộ đội ta chiến đấu như thế nào. Nhưng theo ông thì không có thơ văn nào diễn tả hết được đâu cháu. Một trong những nỗi khổ của bộ đội các ông chính là phải xa gia đình – mái ấm thân yêu. Từng lá thư gia đình gửi lên, từng món quà hiếm hoi các ông cũng chia sẻ với nhau cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Và trong hoàn cảnh như vậy thì tình đồng đội đã giúp các ông rất nhiều, các ông cùng nhau ăn ngủ, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, chia sẻ những tiếng cười nhưng xúc động nhất là được bắt tay nhau thật nhanh, thật chặt qua cái cửa không kính ấy. Bởi vì mình cần sống và được chứng kiến rằng bạn mình vẫn sống, khoẻ mạnh. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng con người, nhiều đồng đội cũ hằng chiến đấu cùng ông và ông ngoại cháu đã vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường, có những người hài cốt vẫn chưa được tìm thấy. Mỗi lần nhớ đến họ, ông lại rất thương cảm, xót xa”. Sau một khoảng im lặng, tôi tiếp tục hỏi ông: “Vậy ông thích câu thơ nào nhất trong bài thơ ạ?” Ông Nguyên nhăn trán lại suy nghĩ rồi đáp: “Hai câu cuối cháu ạ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước – Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Hai câu này thật giàu ý nghĩa, chính tấm lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam đã thúc đấy bộ đội ta vượt lên trên mọi gian khổ, hi sinh. Chiếc xe ở đây không phải chạy bằng xăng, dầu mà chạy bằng nhiên liệu vĩnh cửu đó là lòng yêu nước của những người lính lái xe đấy”. Ông Nguyên lại xoa đầu tôi rồi nhìn thẳng vào mắt tôi, ông nói:

“Hiểu được những gian khổ mà cha ông ta phải trải qua để bảo vệ đất nước khỏi ách nô dịch của giặc ngoại xâm, các cháu phải cố gắng học thật giỏi, đem lại vinh quang cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp nhé!”.

Về đến nhà rồi mà trong đầu tôi vẫn âm vang những lời dặn dò của ông Nguyên. Vâng, thế hệ trẻ chúng ta phái luôn ghi nhớ công ơn của cha ông từ thời xưa giữ nước, chúng ta phải làm rạng danh cho non sông để đền đáp công ơn như trời biển ấy.

Kể lại kỉ niệm mà em luôn luôn ghi nhớ – Bài làm 3

Hà Nội ngày… tháng… năm…

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

– Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

– Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

– Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút… tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái – nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

– Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

– Xin lỗi, anh là…

– Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

– Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

– Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

– Em là … Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

– Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

– Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

– Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

– Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

– Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

– Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

– Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

– Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

– Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

– Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta

Kể lại kỉ niệm mà em không bao giờ quên – Bài làm 4

Nhân ngày khai giảng năm học mới, lại đúng dịp về thăm quê nên mình quyết định về thăm lại trường Nguyền Huy Tưởng sau bao năm xa cách. Ngày hôm ấy, bầu trời quang đãng, trong xanh đến lạ, những tia nắng vàng xuyên qua các kẽ lá….

“Vịt” Ly thân mến!

Hẳn cậu rất ngạc nhiên khi bức thư này được gửi tới cậu từ Đông Anh – quê hương của tụi mình.

Đừng ngạc nhiên Ly ạ, mình về nước được gần 10 hôm rồi. Ra đi thấm thoắt đã mấy năm trời. Cuộc sống cứ như cơn lốc cuốn mình đi. Bởi vậy, vừa bước xuồng sân bay, mình cảm tưởng như trái tim sắp nổ tung vì xúc động, vui mừng, hồi hộp, rạo rực. Đến giờ mình mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liệng của hai tiếng “quê hương”. Mình đã được trở về ngôi nhà thân yêu đầy ắp tình thương, được thắp nén hương cho ông bà tổ tiên. Nhưng chưa hết Ly ơi, một điều xúc động bất ngờ đã đến với mình trong chuvến thăm quê lần này, mình đã về thăm lại trường cũ.

Nhân ngày khai giảng năm học mới, lại đúng dịp về thăm quê nên mình quyết định về thăm lại trường Nguyền Huy Tưởng sau bao năm xa cách. Ngày hôm ấy, bầu trời quang đãng, trong xanh đến lạ, những tia nắng vàng xuyên qua các kẽ lá xanh mướt của mùa hè, như vương trên đôi chân khiến lòng mình chen đầy những cảm xúc khác nhau: rộn rã, hồi hộp, náo nức, lo lắng… như trong buổi khai trường năm xưa. Vừa bước tới cổng trường, mình đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cánh cổng điện tử tự động thay chỗ cho cánh cổng sắt cũ kĩ năm xưa và phía trên là bảng điện tử chạy dòng chữ đỏ: “Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng”. Bước qua cánh cổng hiện đại, mình mới thấy không khí rộn ràng của một ngày khai trường. Hai hàng cây bên cổng vào được trang trí băng rôn đỏ rực, các dãy nhà, các phòng học cũng được treo những chiếc cờ đuôi nheo với dòng chữ vàng “Thi đua dạy tốt, học tốt”Khắp trường cờ hoa rực rỡ. Sân trường ồn ào náo nhiệt tiếng cười, tiếng nóị, tiếng reo… Đồng phục không còn là áo trắng quần xanh gò bó như xưa mà đã được thay bằng chiếc váy ngắn, quần soóc, áo phông thoải mái trông thật dễ thương. Các cô giáo vẫn dịu dàng trong tà áo dài quen thuộc còn các thầy thì trang trọng trong bộ vést đen. Mình ngồi xuống chiếc ghế đá giữa sân trường để được ngắm kĩ hơn ngôi trường sau bao năm xa cách. Cậu biết không, khu vườn sinh địa – công trình măng non của chúng mình khi xưa – giờ như một công viên nhỏ. Ly vẫn nhớ cây bằng lăng hai đứa mình trồng trong khu vườn này chứ? Hồi trước nó cao chừng gang tay, nhỏ xíu thế mà giờ dã như một thiếu nữ mới lớn với những hoa màu tím.

Mình vào khu học đường. Chân bước lên những bậc thang xưa mà lòng thì hồi hộp. Lớp của mình đây rồi, nhưng nó thay đổi nhiều quá. Toàn bộ lớp được tân trang lại: có một chiếc máy chiếu lớn, một chiếc ti vi, tủ đựng đồ, mỗi bàn chỉ có 2 học sinh ngồi, không như chúng mình trước kia chen chúc… Mình đi đến chiếc bàn thứ tư, dãy giữa, nơi tụi mình đã ngồi 20 năm về trước. Mình mỉm cười, ngồi xuống, chợt nhớ những kỉ niệm xưa. Nhớ những khi cùng nhau vui đùa chạy vòng quanh lớp. Nhớ khi “Vịt" giận mình chỉ vì mình làm rách bìa quyển sách Ngữ văn của cậu nhưng rồi chính cậu lại làm lành trước. Nhớ khi hai đứa mình bị cô chủ nhiệm phạt vì “buôn” chuyện trong giờ học. Nhớ cái lần thằng Hùng “quái" ngồi sau cậu, lấy dây buộc vào tóc cậu giặt giật khiến cô Giang tưởng lầm cậu làm trò trong lớp… Nhớ lắm những năm tháng mà cả 47 đứa trong lớp cùng nỗ lực học tập, cùng “nỗ lực” bày ra những trò nghịch ngợm, cùng chia sẻ buồn vui, vậy mà, giờ đây mỗi đứa mỗi nơi, mỗi người có một cuộc sống riêng, một lựa chọn riêng… Dù 20 năm đã trôi qua nhưng mình vẫn nhớ những tháng ngày thân thương ấy, mình vẫn chưa thể quên ngày chia tay đầy nước mắt của lớp mình.

Ra khỏi lớp, mình nhìn xuống nhà thể chất. Không còn ngôi nhà bị dột khi trời mưa nữa, thay vào đó là ngôi nhà thể chất mới, cao to và chắc chắn Nhà để xe cũng đã được dời ra sau khu nhà học. Mải ngắm nhìn những thay đổi của trường, mình không nhận ra có người đứng sau mình từ bao giờ:

– Em về thăm trường phải không?

Thì ra là cô Giang chủ nhiệm tụi mình năm lớp 9. Mình vừa mừng vừa xúc động. Cô đã già đi nhiều, mái tóc đen ngày nào giờ đã điểm bạc, khóe mắt nhiều nếp nhăn nhưng ánh nhìn của cô không hề thay đổi, vẫn dịu dàng trìu mến và đầy yêu thương. Cô ôm mình và cả hai cô trò đều giàn giụa nước mắt. Cô hỏi han về cuộc sống của mình và kể cho mình nghe về các thầy cô khác. Hầu hết các thầy cô dạy chúng mình đều đã nghỉ hưu. Cô Hạnh đang ở Mĩ cùng con trai. Thầy Hưng bệnh nặng đang nằm trong bệnh viện. Mình thương thầy quá. Thầy Tuấn về quê vui thú điền viên… Mình và cô vừa đi vừa nói chuyện, bỗng một bàn tay đập mạnh vào vai mình:

– “Ổi ương”, về nước mà không báo cho tôi một tiếng.

Là thằng Quang. Cái thằng chúa nghịch và lười học ngày nào giờ lại là giáo viên dạy Toán của trường. Quang đưa mình và cô đến nơi tập trung của lớp. Hóa ra rất nhiều bạn lớp mình nhân dịp này cũng về thăm lại trường. Nhiều người còn dẫn cả con theo nữa. Nam và Đạt cùng mở một công ty xây dựng. Huyền “béo” đã thon hơn một chút, đang làm kế toán cho một công ty nước ngoài. Dung “kều” dạy Lí ở Hải Phòng, có hai thằng cu xinh ra phết… Nhìn chung, lớp mình đều thành đạt. Mình nghĩ đúng như Minh – lớp trưởng – nói, những thành công của tụi mình không chỉ nhờ nỗ lực bản thân mà phần lớn là nhờ công lao dạy bảo của các thầy cô.

Buổi thăm trường hôm ấy đã để lại trong mình rất nhiều ấn tượng. Mình cảm thấy niềm vui tràn ngập, mình như trở lại 20 tuổi. Ly ơi, lớp mình hẹn sang năm sẽ gặp lại nhau vào dịp này. Ly hãy gạt công việc sang một bên, sang năm về thăm trường nhé. Rồi cậu sẽ thấy sung sướng và hạnh phúc thế nào khi được trở lại thăm trường. Ly hãy thông cảm cho sự “lắm lời” của mình bởi cảm xúc cứ dâng trào khiến mình cần người chia sẻ. Chúc cậu và gia đình luôn hạnh phúc.

Bạn thân “Ổi ương” của cậu.

Thu Thủy (Tổng Hợp)

0