Kể lại chuyện "Những con sếu bằng giấy”
Kể lại chuyện "Những con sếu bằng giấy” Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào đầu tháng 8 năm 1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki nước Nhật làm chết gần nửa triệu người ...
Kể lại chuyện "Những con sếu bằng giấy”
Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào đầu tháng 8 năm 1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki nước Nhật làm chết gần nửa triệu người
Cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào đầu tháng 8 năm 1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki nước Nhật làm chết gần nửa triệu người; đầu năm 1951 có thêm gần 100.000 người bị chết vì nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Em bé Xa-da-cô Xa-xa-ki lên 2 tuổi ở thành phố Hi-rô-si-ma may mắn thoát chết, nhưng mười năm sau, em lâm bệnh nặng vì nhiễm phóng xạ. Nằm trong bệnh viện, em ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1.000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh. Biết tin ấy, các bạn nhỏ khắp nơi gửi đến cho em hàng nghìn con sếu giấy. Nhưng Xa-xa-ki đã chết khi em mới gấp được 644 con.
Sau khi em Xa-xa-ki chết, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài cao 9 mét để tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời, tay trái nâng một con sếu; dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
soanbailop6.com