13/01/2018, 20:20

Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và nêu ý nghĩa của câu chuyện

Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và nêu ý nghĩa của câu chuyện Em hãy Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và nêu ý nghĩa của câu chuyện. MB: – Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang theo một cây đàn vĩ cầm. Đó là Mai-cơ (Mile Boehm), một cựu chiến binh Mĩ ...

Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và nêu ý nghĩa của câu chuyện

Em hãy Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

MB:

– Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang theo một cây đàn vĩ cầm. Đó là Mai-cơ (Mile Boehm), một cựu chiến binh Mĩ ở Việt Nam.

– Sau 30 năm, ông muốn quay trở lại mản đất từng chịu nhiều đau thương này với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mĩ Lai.

TB:

Mĩ Lai là một vùng quê thuộn Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (một tỉnh ở miền Trung nước ta).

Vào sáng ngày 13 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ, quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này, khiến nhiều người chết.

Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có mười người may mắn sống sót nhờ được ba phi công Mĩ cứu.

Ba phi công ấy là Tôm-sơn ( Thompson), Côn-bơn (Colburn) và An-đre-ốt-ta (Andreotta).

Ngoài những người có lương tri trên, trong cuộc thảm sát đó còn có anh Hơ-bớt (Herbert Carter) – người tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác, có Rô-nan (Rônald Ridenhour) bền bỉ sưu tập tài liệu, kiên quyết đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng.

Toàn án của Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.

Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mĩ Lai. Tiếng đàn nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.

KB:

Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mĩ có lương tri đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh của Việt Nam.

0