24/05/2017, 12:12

Kể lại câu chuyện một người thân cực kì hay

Đề: Người sống mãi trong lòng tôi. ''Tôi lặng người khi biết ra sự thật ‘Trời ơi! Ba lo đủ mọi bề, lo cái ăn cái mặc, lo việc học hành lại lo con buồn khổ ba ơi! Còn thân ba thì sao...'' BÀI LÀM Soạt... soạt... ầm! Tiếng sấm nổ thật gần, ánh chớp lóe lên đủ soi cả một ...

Đề: Người sống mãi trong lòng tôi. ''Tôi lặng người khi biết ra sự thật ‘Trời ơi! Ba lo đủ mọi bề, lo cái ăn cái mặc, lo việc học hành lại lo con buồn khổ ba ơi! Còn thân ba thì sao...''

BÀI LÀM
 

Soạt... soạt... ầm! Tiếng sấm nổ thật gần, ánh chớp lóe lên đủ soi cả một góc nhà. Ngoài trời, mưa như trút nước. Trên chiếc giường tre ọp ẹp, ba tôi nằm nghiêng, chiếc mùng bị gió cuốn hở một góc. Tôi nhẹ nhàng nhét chéo mùng xuống chiếu, không quên đặt lên trán ba một nụ hôn thương kính. Hai hôm rồi cơn sốt vẫn chưa thôi hành hạ ba. Có lẽ do làm việc quá nhiều nên kiệt sức, ba gượng không nổi. ‘Ba ơi! Ngần này tuổi rồi sao ba khổ thế, từ lúc chào đời chưa bao giờ con thấy ba có trọn ngày vui’.

Nhà có sáu người, hai em còn nhỏ, anh cả bị bệnh tầm thần. Mẹ vất vả, vừa chăm sóc em vừa trông chừng anh cả. Tất cả gánh nặng trút hết vào ba. Chạy đôn chạy đáo làm đủ mọi việc, đã vậy ba lại rất tự trọng, ‘nghèo không để người ta khinh’, không bao giờ ba cho chúng tôi mặc đồ vá đi học hay ra đường. Đó cũng là lí do những suất ‘học sinh nghèo vượt khó’ lúc nào cũng trượt khỏi tay tôi mặc dầu nhà trường nhiều lần đề nghị. Công việc bù đầu nhưng lúc nào ba cũng tạo ra vẻ thật tươi mỗi khi nhìn chúng tôi ngồi học. Những ngày khai giảng hay ngày tết, bao giờ chúng tôi cũng có quần áo mới.

Vải tuy thô nhưng đẹp. Sách vở đầy đủ, mặc dầu trong nhà có ngày chỉ ăn một bữa cơm. Không một tiếng than vãn. Những lúc bệnh, ba giấu cả nhà hái cỏ mực giã làm trà uống thay thuốc. Càng thương ba lại càng nhớ chuyện vừa qua...

Đêm ây, sau ngày khai giảng, ngoài trời mưa tầm tã, ba bước ra khỏi mùng nhẹ nhàng cầm chiếc túi nhỏ lách nhẹ ra cửa. Không bỏ lỡ cơ hội vì từ lâu tôi muốn biết ba làm gì? Trời vẫn mưa, đường trơn mấy lần vấp ngã, sợ ma nhưng không dám kêu ba. Vượt qua quãng đồng vắng, ba tôi dừng lại trước nhà cậu Sanh.

-  Sanh! Sanh ơi... ngủ chưa, mở cửa anh vào với!

-  Ai đẩy? - Giọng cậu cồn ngái ngủ..

-  Anh đây, anh Bốn đâymà. (Cánh cửa hé mở).

-  Ôi! Anh Bốn, trời mưa lại tối, anh đi đâu vậy? Vào đây, vào đây!

Cánh cửa khép nhanh, tôi nép vội vào hiên gần cửa sổ hàm răng bắt

đầu gõ nhịp vào nhau, cái rét đầu đông như cắn vào da thịt. Dưới ánh đèn dầu, ba tôi đặt nhẹ chiếc túi lên bàn. Không để cậu hỏi thêm, vừa cởi áo mưa ba tôi vừa nói:

-  Nói thật với cậu, hôm trước cậu bảo tôi để lại cái ‘độc ẩm’, mình tiếc quá mai bọn trẻ đóng học phí nên tôi mang gửi cậu.

-  Ấy! Chỉ có thế, sao không đợi đến mai. Tội tình gì mà...

Ba tôi ngắt lời:

-  Không! Không được, tôi không muốn bọn trẻ biết, tụi nó buồn không yên tâm học hành... Cậu có tiền thì lấy cho anh, anh về. Mấy hôm nay sốt anh còn mệt lắm.

Tôi lặng người khi biết ra sự thật ‘Trời ơi! Ba lo đủ mọi bề, lo cái ăn cái mặc, lo việc học hành lại lo con buồn khổ ba ơi! Còn thân ba thì sao? ‘. Chiếc độc ẩm - kỉ vật cuối cùng của ông nội ba cũng bán vì chuyện học hành của chúng con, lấy đâu làm vui khi tiếp xúc với bạn bè. Tôi muốn xô cửa bước vào quì dưới chân ba cản ngăn và nói lời tha thiết nhất. Nhưng sao đôi chân như dính chặt dưới nền. Một ý nghĩ lóe lên: ‘Không, không phải lúc này. về thôi, về thôi’. Cái lạnh đầu đông như tan biến, bất chấp trời mưa, tôi tất tả chạy về nhà, chiếc dép rơi tự bao giờ tôi không biết. Đêm ấy ba về ho suốt đêm vì nhiễm lạnh, riêng tôi suy nghĩ miên man ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

-  Hai đứa dậy ăn cháo rồi đến trường, tiền học phí ba để trên bàn thờ nhớ mang nộp, ba đi làm đây.

Nghe tiếng gọi, tôi giật mình nhổm dậy. Ba đang ốm nhưng vẫn cố giả giọng thật bình thường, Ba ơi, giọng nói ấy không giấu được con đâu’. Nhìn lên bàn thờ, những cây nhang cháy gần quá nửa. Chắc ba tôi thưa bán chiếc độc ẩm

với ông nội rồi. Chiều hôm ấy, hai chị em không có tiết học, tôi rủ Phương ra sau hè.

- Phương à! Những lúc rảnh tụi mình lén bán vé số, không biết tiền tiết kiệm trong con heo đất được bao nhiêu rồi nhỉ.

- Chi vậy chị? - Phương ngơ ngác.

Tôi kể cho Phương nghe câu chuyện đêm qua, hai chị em ôm nhau cùng khóc. Khóc vì từ lâu chưa hiểu hết về ba, người đã hi sinh cho chúng tôi bằng tất cả cuộc đời. Phương chui vào gầm giường ôm con heo đất, lén ra sau vườn, hai đứa nhằm phía nhà cậu Sanh rảo bước. Đến nhà cậu, chúng tôi ngần ngừ vì chưa biết phải nói thế nào, thấy hai đứa lấp ló ngoài ngõ, từ trong sân cậu hỏi vọng ra:

- ủa! Tụi bay chiều nay không học à?

- Dạ, tụi cháu học buổi sáng.

- Thế tụi bay đi chơi ghé qua hay đi tìm cậu?

Phương ôm con heo đất tiến về phía cậu:

- Dạ... dạ, con... con đến vì chuyện cái độc ẩm ạ.

- À!Thì ra ba bọn bay đã nói thật chứ gì?

Không để Phương nói, tôi tiếp lời:

- Không... không... Tự tụi cháu biết... Cháu muôn chuộc lại... Cậu cho...

- À ra thế, cậu hiểu rồi. Vậy là chiếc dép rớt lại ngoài cửa sổ hồi hôm là của mày phải không? Thôi! Vào nhà đi.

Hai chúng tôi theo cậu vào nhà, vừa đi cậu vừa nói:

- Ảnh thật là khổ, cậu tính hôm nào thuận tiện gửi lại cho ảnh. Cái độc ẩm thì cậu rất thích, nhưng thấy ba cháu buồn, cậu không nỡ. Mà thôi! Cháu mang về trả ba cháu giúp cậu. À, nhớ lại xó cửa lấy chiếc dép về luôn.

- Thưa cậu, còn tiền...

- Không ‘nhưng nhị’ gì hết, bộ con heo bọn bay béo lắm sao? Nói giỡn thôi, số tiền đó coi như cậu đóng góp cho hai đứa bay ăn học. Ráng học để khỏi phụ lòng ba cháu. Cháu lớp 6 rồi, cậu không giấu, ba cháu cực lắm mới kiếm được tiền. Sáng gom rác ở bãi biển cho Công ty vệ sinh, chiều khuân vác ở chợ cá...

- Cậu chép miệng - Từ ấy tuổi mà vẫn khổ, chưa...

Cậu không nói ra nhưng tôi rất hiểu câu nói bỏ dỡ ấy: ‘chưa nhờ được con’. Trời ơi! Lại một sự thật về ba tôi được nói ra, ba chấp nhận những công việc mà người đời cho là hèn hạ, cắn răng nhịn nhục bằng sức lao động yếu đuối của mình để có tiền cho chúng tôi ăn học. Đặc chiếc độc ẩm vào trong tay tôi, cậu giục:

- Thôi hai đứa về kẻo tối.

Quên cả cảm ơn, quên cả bé Phương, trong đầu tôi chỉ là hình ảnh ba đang còng lưng vác những giỏ cá nặng nhọc. Tôi ù chạy, tôi muốn chạy thật nhanh, tôi muốn ôm ba hôn ba, tôi... soạt... á! Tất cả tội sầm lại, thoang thoảng bên tai tiếng gọi của Phương: ‘Chị Vy! Chị Vy!

Khuya đó, mở choàng mắt, Phương và ba ngồi ở cạnh giường, đầu tôi đau như búa nổ, miếng băng trắng chắc là ba đã quân quanh trán cho tôi. Thì ra trong lúc xúc động, tôi đã bị ngã khi cốchạy.

- Con nó tỉnh rồi mình - Mẹ tôi mừng rỡ nói.

Ba tôi ừnhẹ và nhìn tôi với cặp mắt vừa thương vừa trách. Tôi nhìn ba và thì thầm:

- Ba ơi! Cho hai đứa con phụ ba với... con heo đất

Ba đưa tay bịt miệng tôi, nghẹn ngào ấp úng:

- Ba... Ba hiểu rồi...

Chỉ nói được đến thế, ba tôi ôm Phương và tôi vào lòng cùng khóc. Ba khóc to như lần đầu tiên được khóc, khóc để trút bớt buồn phiền câm lặng từ lâu... Mẹ tôi đứng cạnh giường bế bé Kim cũng khóc. Khóc vì vui mừng cảnh nghèo nhưng hạnh phúc, khóc vì biết rằng chúng tôi đủ lớn để suy nghĩ...

Tiếng rên của ba kéo tôi vào thực tại:

-  Ôi! Khát nước quá... Hừ!! Nhức đầu quá!!! Ôi! Đổ... đổ, coi chừng đổ thùng cá!!!

- Ba tôi bắt đầu mê sảng, tôi chạy lại gọi ba và lay mạnh:

- Ba! Ba ơi, ba tỉnh đi ba.

Ba tôi chỉ ú ớ mấy tiếng rồi thiếp đi. Tôi cúi mặt vào ngực ba thổn thức: ‘Ba ơi! Ba có biết con thương ba đến mức nào không? Con sợ lắm ba ơi! Nếu ngày nào đó không có ba, gia đình nương tựa vào đâu? Ai chỉ cho con những bài văn hay, ai giúp con những bài toán khó, ai an ủi bảo răn khi con lầm lỗi, ai dạy con hiểu biết để làm người. Bé Phương dại khờ, em Kim bé bỏng, anh cả lên cơn con biết làm sao? Ba ơi! Ráng lên nghe ba. Vì chúng con, ba cố khỏe nghe ba’.

Ngoài kia, mưa tạnh tự bao giờ. Ngày mới đã bắt đầu. Ông mặt trời đang tỏa những tia sáng vàng tươi. Riêng tôi trong căn phòng này, từ đáy tâm hồn vẫn chưa bừng lên nguồn sáng.

Nguồn:
0